Ngưỡng Nhân thuộc xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định. Giáo xứ nằm về phía Đông Nam của Giáo phận Bùi Chu. Phía Đông tiếp giáp với thị trấn Ngô Đồng, giáo xứ Hoành Nhị. Phía Tây giáp giáo xứ Duyên Thọ, giáo họ Thành Quan (giáo xứ Sa Châu). Phía Nam giáp xã Giao Hải. Phía Bắc giáp Hoành Tam, Hoành Lộ.
Trước thế kỷ 17, Ngưỡng Nhân là bãi bồi hoang vu do nước thượng nguồn chảy theo sông Hồng đến Ngô Đồng và từ sông Sò chảy ra cửa Hà Lạn rồi chảy ra biển. Từ Ngô Đồng thẳng ra biển chỉ có con lạch nhỏ. Theo truyền thuyết, dân chúng qua lại con lạch này bằng 2 cây tre buộc 3 cái lạt nên nó được gọi là cửa Ba Lạt.

Nhà thờ Giáo xứ Ngưỡng Nhân
Lịch sử kể rằng vào thời vua Minh Mạng, đất Việt có cơn lũ lớn đã chia con bơn bãi bồi thành hai phần; phía Đông sông Hồng Quỳnh Côi là Tiền Hải thuộc về Thái Bình; phía Tây sông Hồng từ cửa sông Cồn Nhất đến cửa sông Hà Lạn thuộc huyện Giao Thủy ngày nay.
Theo các bậc tiền bối, khi xưa Ngưỡng Nhân là vùng đất ruộng phì nhiêu, tre trúc um tùm và có một số giáo dân từ Trà Lũ, Trực Ninh, Phát Diệm, Thanh Hóa và Hà Nội đến sinh sống. Thấy vậy Cha già Trương, Cha già Cẩm và Cha già Dụ coi xứ Quất Lâm đã quy tụ các gia đình và tổ chức dựng một ngôi thánh đường nhỏ vào khoảng năm 1626 – 1627. Giáo họ nhận ngày Sinh Nhật Đức Mẹ làm quan thầy và kính vào ngày mồng 8 tháng 9 dương lịch hàng năm. Vì thế ban đầu Ngưỡng Nhân được gọi là họ Sinh Nhật Đức Bà. Sau đó, các Cha đổi thành Ngưỡng Nhân, nghĩa là ngưỡng vọng các nhân đức của Mẹ Thiên Chúa. Khi mới thành lập, Ngưỡng Nhân là một giáo họ thuộc giáo xứ Quất Lâm, nhưng đến năm 1904 Ngưỡng Nhân thuộc về xứ Sa Châu.
Do số giáo hữu mỗi ngày càng gia tăng nên năm 1930, Bề trên Giáo phận phong sắc lên hàng giáo xứ gồm có 5 giáo họ cho tới ngày nay. Giáo xứ con bổn mạng là Đức Mẹ Mân Côi. Khi mới thành lập, giáo xứ có khoảng 1500 và hiện nay có 3165 tín hữu.
Điểm nổi bật là vào thời vua Tự Đức ra chiếu chỉ cấm đạo gắt gao giáo xứ Ngưỡng Nhân đã có 52 tín hữu bị bắt và đã chấp nhận đổ máu đào làm chứng cho Chúa. Hiện nay hài cốt các ngài đã được đưa về an táng tại khuôn viên thánh đường giáo xứ trong số đó có 44 hài cốt được đưa từ Quỳnh Côi về, 36 vị được biết rõ tên tuổi và 16 vị chưa tìm được tên tuổi được an táng tại thánh địa giáo xứ.

Noen 2016 tại Giáo Xứ Ngưỡng Nhân-Giáo phận Bùi Chu
- Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng
- Cuộc sống như mơ của Vũ Thanh Quỳnh – hot girl phẫu thuật thẩm mỹ
- Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
- Sôi động lễ hội mừng Tết Độc lập tại Nam Định
- Về Nam Định ăn gỏi cá…
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
- Nam Định: Bà mẹ trẻ mất việc, mất chồng chỉ vì… nặng gần 100kg
-
Yên Thắng quê tôi
-
Nước mắm Ninh Cơ tự hào thương hiệu Việt
-
Mật lệnh phá án và phi vụ săn bắt giang hồ kinh điển tại Nam Định
-
Đặc sắc trống hội cà rùng ở Hải Hậu
-
Nem Nam Định thuộc 1 trong 6 món nem ngon nhất 3 miền Việt Nam
-
Nam Định: Độc đáo phong tục xin ‘lửa thánh’ đầu năm cầu may
-
Công an lên tiếng vụ tài xế và phụ xe khách bị bắn trọng thương
-
Nam Định: Cảnh báo nguy cơ mất an toàn từ xe điện cân bằng
-
Mang súng tự chế đến nhà người yêu dằn mặt vì bị ngăn cấm tình cảm
-
10 Món ăn nổi tiếng tại Thành Nam nhắc đến là thèm.
-
Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định
-
Giải oan cho 11 người con nghi bỏ rơi mẹ già nằm liệt giường ở Nam Định
-
Hoa hậu Kỳ Duyên hút thuốc, dùng bóng cười, thoải mái khoá môi bạn trai trong góc tối
-
Làng Hành Thiện – 1 ngôi làng “cổ tích”
-
Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp