Các thành viên Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 nhận định, mặc dù Việt Nam đã thực hiện các giải pháp sớm, mạnh, dứt khoát để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng “chúng ta phải chấp nhận thực tế dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng”.
Sáng 8/4, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Các thành viên BCĐ nhận định, mặc dù đã thực hiện các giải pháp sớm, mạnh, dứt khoát để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng “chúng ta phải chấp nhận thực tế dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng”.
Bởi trước 0h ngày 22/3, thời điểm Việt Nam tạm dừng nhập cảnh tất cả người nước ngoài vào Việt Nam, thì vẫn còn hàng trăm nghìn người đã nhập cảnh, trong đó có rất nhiều người đến từ các nước có dịch.
Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, trong 251 trường hợp nhiễm bệnh (tính đến sáng 8/4), có 156 người từ nước ngoài (chiếm 62,6%); 95 người lây nhiễm thứ phát (chiếm 37,4%).
Vì vậy, ngoài các ổ dịch như quán bar Buddha (TPHCM), BV Bạch Mai (Hà Nội) hay các khu cách ly tập trung, BCĐ yêu cầu không được mất cảnh giác với mọi ca bệnh mới phát hiện tại cộng đồng, dứt khoát không được bỏ qua bất kỳ khả năng nào dù nhỏ nhất; tiếp tục “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”; coi tất cả người có dấu hiệu dịch tễ đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế là ca có nguy cơ lây nhiễm…; hoàn thiện cơ chế để giám sát, truy vết.
Ban Chỉ đạo thống nhất phải kiên định nguyên tắc từ đầu: Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đây là chiến lược không thay đổi.
“Đến giờ phút này chúng ta vẫn đang kiểm soát dịch bệnh theo kịch bản dự báo và tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca nhiễm cộng đồng. Tất cả các ca nhiễm này đều phải coi là ổ dịch tiềm năng, cùng với việc xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch”.
Ban Chỉ đạo nhấn mạnh phải quyết liệt, không được chủ quan, mất cảnh giác. Nhìn lại, ngay trong giai đoạn 1, khi 3 tuần liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới nhưng Bộ Quốc phòng vẫn tổ chức diễn tập toàn quân để ngay trong tình huống tốt nhất vẫn phải lường trước tình huống xấu nhất.
Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, qua một số ca bệnh số 243, 247, 251 chưa xác định được nguồn lây nhiễm cho thấy có sự lây lan trong cộng đồng. Vừa qua, một số ý kiến cho rằng nguồn lây nhiễm một số ca bệnh mới phát hiện liên quan đến các ổ dịch cũ, đơn cử như bệnh nhân số 243 được cho là lây từ ổ dịch BV Bạch Mai, đó là trường hợp dễ nhất, nhưng phải đặt trường hợp bệnh nhân không lây nhiễm từ đó mà từ cộng đồng.
Và qua thực tế, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định có khả năng trường hợp bệnh nhân số 243 không lây nhiễm từ BV Bạch Mai vì xét nghiệm kháng thể cho thấy người này mới lây nhiễm. Điều tra dịch tễ cũng cho thấy bệnh nhân số 243 di chuyển nhiều nơi, nên phải đặt vấn đề có thể nguồn lây là từ cộng đồng.
“Tìm nguồn lây nhiễm là quan trọng nhưng trong trường hợp đã có lây nhiễm trong cộng đồng, ưu tiên hàng đầu là triển khai ngay các biện pháp cách ly, khoanh vùng, dập ngay, không để dịch lan rộng từ ca nhiễm được phát hiện. Vì vậy, các địa phương khi gặp các ca nhiễm tương tự, không được mất cảnh giác, chủ quan chỉ cho rằng ca nhiễm mới có liên quan đến những ổ dịch cũ”, ông Trần Đắc Phu chia sẻ.
Trong thời gian tới, ông Trần Đắc Phu đề nghị quyết liệt thực hiện giãn cách xã hội, không để người nhiễm tiếp xúc với người lành, phát hiện sớm trong cộng đồng các ổ dịch nhỏ để xử lý kịp thời
Về tình hình điều trị các ca bệnh Covid-19 ở Việt Nam, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cho biết đến nay tỷ lệ người được chữa khỏi so với tổng ca nhiễm đã vượt quá 50%. “Điều quan trọng hàng đầu là chúng tôi chỉ đạo tập trung xây dựng, hoàn thiện các phác đồ điều trị hiệu quả nhất, không để người nhiễm bệnh nhẹ chuyển sang nặng, hạn chế tối đa người tử vong”.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các cơ sở y tế tổ chức lại hệ thống trong bệnh viện, nâng cấp các biện pháp phòng, chống dịch nhằm bảo đảm an toàn cho người bệnh, nhân viên y tế và cộng đồng.
Bảo đảm đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân đạt chuẩn cho tất cả nhân viên y tế khi khám và điều trị cho người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19. Tất cả những người đến khám có biểu hiện nghi ngờ hoặc tiền sử dịch tễ chưa rõ ràng đều cần được coi là có nguy cơ lây nhiễm (F1). Trường hợp người bệnh cấp cứu chưa khai thác được yếu tố nguy cơ thì kíp cấp cứu phải mang đầy đủ trang phục phòng hộ cá nhân như khi cấp cứu người nhiễm Covid-19.
Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố kiểm tra nghiêm túc việc thực hiện của các cơ sở y tế.
Trừ trường hợp bệnh nặng, cấp cứu, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế để được hướng dẫn, đặt lịch hẹn khám trước… và thực hiện đầy đủ các quy định phòng bệnh của bệnh viện.
- NGƯỜI LỚN LÀM CỖ LINH ĐÌNH HAI NGÀY ĐÊM ĐÓN TRUNG THU
- Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
- Những mâm cỗ quê giản dị nhưng cứ đăng lên mạng là hút ‘nghìn like’ vì ai cũng thèm
- Chuyện ít biết về quá trình hoàn thiện tiêu bản ‘cụ rùa’ Hồ Gươm
- Nam Định: Chàng giám đốc tóc dài, điển trai từng đốt 2 bằng cử nhân du học Nhật gây xôn xao
- Tháng Ba này cùng ghé Nam Định thăm những nhà thờ đẹp hút hồn
- Đón Bình Minh Trên Biển Vắng Bên Nhà Thờ Trái Tim
- BOT Mỹ Lộc tăng giá, dân mạng chỉ nhau đi đường vòng về quê ăn Tết
- Một phụ nữ tự tử tại cầu đò quan Nam Định
- Nam Định: Cố vượt ngang đường sắt, xe hoa 12 chỗ bị tàu đâm
- Giấu ma túy dưới tấm lót chân của xe máy vẫn bị 141 phát hiện
- Nam Định: Đẩy mạnh công tác truyền thông an toàn thực phẩm
- Gỏi nhệch Giao Thủy Nam Định
- Nhân chứng kể lại phút xe con bị container đè bẹp khiến 2 trưởng phòng trường sư phạm tử vong
- Phiên tòa xét xử Phan Văn Vĩnh được bảo vệ bằng súng “cực khủng”
- Nam Định: Hé lộ danh tính nghi phạm vụ cô gái tử vong dưới cống nước
- Thông tin sốc vụ phát hiện bé gái 20 ngày tuổi ở bãi rác ở Thanh Hóa
- Cty CP Sông Đà 11: Xử lý nghiêm cán bộ kỹ thuật làm không đúng quy trình
- Nam Định: “Toát mồ hôi” khi đi qua ngã ba “tử thần”
- Nam Định: Triệt phá thành công đường dây buôn bán ma tuý khủng
- Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 27/8 đến 31/8
- Nam Định dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp