Đá quý, mâm đồng trong phiên chợ Viềng lúc nửa đêm

Đá quý, mâm đồng trong phiên chợ Viềng lúc nửa đêm

Gốc tre hình mặt người, đá quý từ Yên Bái, mâm đồng muông thú… là những mặt hàng độc đáo được bán tại phiên chợ Viềng (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) trong đêm 3/2.

Đá ngọc, đá màu, đá cảnh được anh Sơn mang từ Văn Chấn (Yên Bái) đến bày bán tại chợ Viềng (Nam Định). Gian hàng của anh Sơn là nơi duy nhất ở chợ phục vụ loại hàng này.

Đá ngọc, đá màu, đá cảnh được anh Sơn mang từ Văn Chấn (Yên Bái) đến bày bán tại chợ Viềng (Nam Định). Gian hàng của anh Sơn là nơi duy nhất ở chợ phục vụ loại hàng này.

Một trong những loại đá quý khai thác từ vùng núi được anh Sơn bán với giá cao nhất 7,5 triệu đồng.

Một trong những loại đá quý khai thác từ vùng núi được anh Sơn bán với giá cao nhất 7,5 triệu đồng.

Anh Kết (Hà Nội) bày bán tại chợ các gốc tre có hình thù tự khắc như ông Phúc, Lộc, Thọ... hay những nhân vật như Quan Công, Hải Thượng Lãn Ông, Khổng Minh, Sư Tổ Đạt Ma…

Anh Kết (Hà Nội) bày bán tại chợ các gốc tre có hình thù tự khắc như ông Phúc, Lộc, Thọ… hay những nhân vật như Quan Công, Hải Thượng Lãn Ông, Khổng Minh, Sư Tổ Đạt Ma…

Theo anh Kết, tuỳ vào hình khối, màu sắc, bộ rễ mà mỗi gốc tre có giá khác nhau. Giá thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất 600.000 đồng.

Theo anh Kết, tuỳ vào hình khối, màu sắc, bộ rễ mà mỗi gốc tre có giá khác nhau. Giá thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất 600.000 đồng.

Năm nay là năm thứ ba anh Kết bán hàng tại chợ Viềng. “Chủ yếu khách thấy lạ nên ghé vào chụp hình, khách mua không nhiều bằng năm ngoái”, anh nói.

Năm nay là năm thứ ba anh Kết bán hàng tại chợ Viềng. “Chủ yếu khách thấy lạ nên ghé vào chụp hình, khách mua không nhiều bằng năm ngoái”, anh nói.

Chiếc mâm đồng giá 800.000 đồng với họa tiết muông thú đang được anh Duy (Thanh Hóa) ngắm nghía: “Tôi đang trả 1,3 triệu đồng cho hai chiếc mâm nhưng chủ hàng nhất định không bán”.

Chiếc mâm đồng giá 800.000 đồng với họa tiết muông thú đang được anh Duy (Thanh Hóa) ngắm nghía: “Tôi đang trả 1,3 triệu đồng cho hai chiếc mâm nhưng chủ hàng nhất định không bán”.

Những chiếc đĩa, bình cổ được bày bán lẫn với dép đan bằng cói. Anh Điệp (Ninh Bình) cho biết mỗi mùa hội anh bán từ mùng 6 Tết. Trừ các chi phí, anh cũng cũng lời được khoảng 3 triệu đồng.

Những chiếc đĩa, bình cổ được bày bán lẫn với dép đan bằng cói. Anh Điệp (Ninh Bình) cho biết mỗi mùa hội anh bán từ mùng 6 Tết. Trừ các chi phí, anh cũng cũng lời được khoảng 3 triệu đồng.

Tại gian hàng bán đồ cổ của anh Lâm Nhất Phương (Đồng Sâm, Thái Bình), bộ Tam sự được quảng cáo có nguồn gốc từ đời Nguyễn trị giá 80 triệu đồng. “Tôi bày bộ này cho khách ghé xem chứ không có ý định bán”, anh chia sẻ.

Tại gian hàng bán đồ cổ của anh Lâm Nhất Phương (Đồng Sâm, Thái Bình), bộ Tam sự được quảng cáo có nguồn gốc từ đời Nguyễn trị giá 80 triệu đồng. “Tôi bày bộ này cho khách ghé xem chứ không có ý định bán”, anh chia sẻ.

Sau một hồi lựa chọn, anh Hùng (Nam Định) đã tìm được cây tùng La Hán ưng ý với giá 5 triệu đồng. Anh đi chợ Viềng từ nhiều năm nay và mỗi lần đều mua về một loại cây khác nhau.

Sau một hồi lựa chọn, anh Hùng (Nam Định) đã tìm được cây tùng La Hán ưng ý với giá 5 triệu đồng. Anh đi chợ Viềng từ nhiều năm nay và mỗi lần đều mua về một loại cây khác nhau.

Cây hoa giấy bonsai được rao bán với giá 2,5 triệu đồng. “Loại cây này chỉ cửa hàng chúng tôi mới có”, anh Mạnh, một người bán hàng lâu lăm tại chợ Viềng khẳng định.

Cây hoa giấy bonsai được rao bán với giá 2,5 triệu đồng. “Loại cây này chỉ cửa hàng chúng tôi mới có”, anh Mạnh, một người bán hàng lâu lăm tại chợ Viềng khẳng định.

Lan tai trâu có nguồn gốc từ Cao Bằng được bán theo cân.

Lan tai trâu có nguồn gốc từ Cao Bằng được bán theo cân.

Chú gà trống được chạm khắc từ gỗ hương có giá 10 triệu đồng.

Chú gà trống được chạm khắc từ gỗ hương có giá 10 triệu đồng.

Những chiếc bay được in hình rồng khá thu hút khách hàng.

Những chiếc bay được in hình rồng khá thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, muối lộc cũng được bày bán với giá 5.000 đồng/túi, rẻ hơn một nửa so với mua ở Hà Nội ngày mùng 1 Tết.

Bên cạnh đó, muối lộc cũng được bày bán với giá 5.000 đồng/túi, rẻ hơn một nửa so với mua ở Hà Nội ngày mùng 1 Tết.

Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm, nhưng du khách ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ tối hôm trước cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.

Chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cà, chanh, ớt hay các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông.

Khách có thể tìm mua ở đây từ cái cày, cái cuốc đến đò dùng của nhà nông như đôi quang thúng, cái đòn gánh hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống con người như gạo, thịt, quần áo, giày dép… Chợ cũng bán cả những bộ tế khí, chiếc lư hương bằng đồng, cùng trăm nghìn vật dụng linh tinh khác.

Quỳnh Trang – http://news.zing.vn/


TOP