Phở bò, nem nắm… là những món ngon nổi tiếng tại vùng đất Nam Định.

Phở bò Nam Định
Phở bò Nam Định đã trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp cả nước, đi đến đâu người ta cũng có thể bắt gặp một quán phở với thương hiệu phở bò Nam Định trứ danh. Nếu phở bò Hà Nội hấp dẫn bởi phần nhìn đầy đủ nguyên liệu thì phở bò Nam Định hấp dẫn bởi cách chế biến nước phở và thịt bò.
Nói về công thức gia truyền nấu món phở bò Nam Định thì không có một công thức nào chung cả, bởi vì phở bò ở đây được nấu theo công thức riêng của từng gia đình nhưng rất có sức thu hút du khách, “dễ nghiện”. Đa phần ở Nam Định, người ta chế biến phở và nước phở theo công thức gia truyền, bánh phở mềm mướt, nước dùng phở thanh ngọt vị xương, từng miếng thịt bò tươi ngon ko bị dai. Tất cả hòa quyện tạo thành một hương vị phở truyền thống vô cùng hấp dẫn và tuyệt vời. Phở bò Nam Định khiến du khách muốn ăn tiếp mà không muốn về.

Nem nắm Giao Thủy
Nem nắm là món ăn gần gũi với nhiều người, đặc biệt là cánh mày râu. Nem nắm được dùng làm mồi nhậu quen thuộc trong các cuộc vui dân dã. Nem Giao thủy là đặc sản đáng tự hào của huyện Giao Thủy, Nam Định.
Nem nắm được chế biến từ thịt, bì lợn thái mỏng, trộn với thính gạo và các gia vị. Sợi nem Giao Thủy được thái mỏng bằng tay, không dùng máy như nhiều nơi, nên sợi nem mềm mà vẫn giòn và thấm gia vị. Khi ăn nem gói trong lá sung, lá đinh lăng, chấm với nước mắm Sa Châu (huyện Xuân Thủy) thì dậy lên hương vị đặc trưng, béo ngậy và ngọt.

Cá nướng úp chậu
Cá nướng úp chậu chế biến cầu kỳ, thường chỉ được chuẩn bị trong những dịp lễ Tết đầu năm nhưng không vì thế mà mất đi tính đặc trưng của vùng đất Nam Định.
Những ngày đầu xuân, vào bất cứ gia đình nào tại Nam Định, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được chủ nhà mời một món cá nướng độc đáo này. Cá có phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt chắc nịch, thơm phức.
Cá lựa con ngon, tươi rói đem úp trong một chiếc chậu chuyên dụng rồi được đốt rơm, om trấu trong khoảng 5 tiếng mới có thành phẩm. Cá hấp thụ nhiệt qua chậu nên không cháy, không chảy nước mà săn chắc tự nhiên rất thơm ngon.

Bánh nhãn Hải Hậu
Nhắc đến Hải Hậu là nhắc tới bánh nhãn, hay cứ nói đến bánh nhãn là phải nói tới làng nghề truyền thống làm bánh nhãn Đông Cường, thị trấn Yên Định, Đã từ lâu, bánh nhãn trở thành thương hiệu của vùng đất Hải Hậu. Tên gọi “bánh nhãn” là do người dân địa phương đặt ra theo hình dạng và màu sắc của loại bánh này.
Bánh nhãn được ưa chuộng không chỉ bởi hình dáng lạ, đẹp mắt, mà còn bởi thứ mùi vị thân thuộc, dân dã của bột nếp quê, của trứng gà, của vừng. Bánh giòn, ăn vào thấy mềm, thơm, bùi, không hề cảm thấy ngán. Theo những người dân nơi đây, một trong những lý do khiến bánh nhãn ngày càng được ưa chuộng trên thị trường chính bởi vì nguyên liệu sản xuất đều bảo đảm, bánh lại không thể sử dụng bất kỳ phụ gia nào khác nên người tiêu dùng cảm thấy rất an tâm. Bánh nhãn có thể được ăn riêng, nhưng thưởng thức bánh nhãn với ấm trà mạn nóng hổi chúng ta mới cảm nhận hết vị ngon của thứ quà quê này.
-
Nam Định phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
-
Khám phá xứ sở kèn đồng Nam Định
-
Ý Yên, Nam Định: Cơ quan Công an chưa kiên quyết xử lý nhóm côn đồ làm loạn?
-
Cứu 5 người kẹt trong đám cháy ở Sài Gòn
-
Các tỉnh cấm biển, di dời dân, hoãn cuộc họp không cần thiết để ứng phó bão số 3
-
Đám cưới tiền tỷ rước dâu bằng máy bay của cô gái Nam Định
-
Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
-
Vụ tai nạn đường sắt đã khiến 2 người bị thương nặng tỉnh Nam Định
-
82 Đặc sản, Món ăn tại Nam Định
-
Khẩn trương tìm người thân cô gái tử vong dưới cống nước ở Nam Định
-
Hương thơm mắm cáy Hoành Nha – Nam Định
-
Triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa tại Nam Định
-
Đền Trần nhộn nhịp trước giờ khai ấn
-
Công ty DV-KD và quản lý chợ Nam Định trả lương sai?
-
Bánh dày và giò nạc gây ngộ độc tập thể ở Nam Định