Mặc cho bà chủ quán phở nổi tiếng giữa phố cổ Nam Định cứ văng tục chửi bới, khách vẫn kéo nườm nượp đến ăn trong sự thích thú.
“Vừa ngồi xuống ghế, chưa kịp định thần vì chờ mãi mới kiếm được chỗ ngồi, khách bàng hoàng lịm hết cả tâm hồn vì một giọng nữ trung mềm như miếng bò sốt vang: “Đ* (viết tắt những từ nhạy cảm) hai áp chảo bàn trong cùng, một sốt vang ít bánh áo carô, một tái nhiều gừng sát tường. Đ*, nghe kỹ đấy kẻo nhầm. Vâng, anh ăn gì?”
Đó là những dòng mở đầu bài viết của tác giả tên Anmustang, bài viết được nhiều người chia sẻ trên khắp các diễn đàn, nhất là những diễn đàn dành cho những người đồng hương Nam Định về một quán “phở chửi” nổi tiếng đất thành Nam.
Video: Nghe bà chủ quán “phở chửi” nổi tiếng Nam Định trần tình
Quán “phở chửi” mà Anmustang nhắc đến có tên “Quán phở gia truyền cụ Tặng” nằm ở số 23, đường Hàng Tiện (TP Nam Định, tỉnh Nam Định). Quán khá hẹp, khoảng chưa đầy 3m2 nhưng rất đông khách tới ăn và mua về. Theo ông chủ ở đây, mỗi ngày quán phải bán được từ 500 đến 600 bát phở các loại.
Hoàn toàn không giống như “bún mắng, cháo chửi, ốc lắm mồm” ở Hà Nội, bà chủ quán tên Hà ở đây lại khiến nhiều người mến vì cách chửi “có văn hóa” của mình.
Những ngày thu, thời tiết mát mẻ nên chị Hà có vẻ dễ tính. Ngồi ăn tại quán khoảng gần tiếng đồng hồ mà chỉ nghe thấy bà chủ chửi thề vài câu. “Đ*, đã bảo khách gọi phở không hành mà?, Đ*, xào quá tay rồi!”.
Khách mới đến ăn nên tò mò hỏi bà chủ: “Chị có biết quán mình nổi tiếng với tên “phở chửi” không?” Chị chủ bình thản trả lời: “Phở của mình có chửi ai đâu, họ thích đặt là phở chửi thì kệ. Họ hỏi ở đây là phở chửi thì gọi m* nó là phở chửi cho xong. Đang bận hàng bỏ b*, cứ hỏi nên tôi chửi đ* nó thôi”.
Nguyên nhân về việc quán phở truyền thống của gia đình bị mọi người gán cho hai chữ “phở chửi” được chị Hà giải thích: “Nhiều khi nó chỉ là câu cửa miệng thôi. Những lúc nó đông quá, thấy nhân viên nó làm sai, phục vụ khách không được tốt thì mình cáu mình chửi cho thoải mái. Đấy, mình dặn người làm là cứ bàn giữa quay ra, bàn 3 quay vào, nói rõ vậy mà bê m* đi chỗ khác. Đ* nó, lại phải chửi”.
Nhiều người cho rằng nhờ cái tên “phở chửi” mà quán ăn nhà chị Hà trở nên đông khách hơn. “Nhà tôi vẫn bán quanh năm, suốt tháng, lúc nào nó cũng vậy rồi, có muốn bán thêm cũng không có chỗ ngồi. Chửi hay không chửi thì vẫn đông như thường thôi”, chị Hà nói.
Khi quay sang hỏi ông chủ quán rằng, anh có bao giờ bị vợ chửi không thì nhận được câu trả lời: “Chửi chứ, nó chửi mình mình chửi lại nó. Có lúc cáu lên thì chửi Đ* mày, b* nhà mày. Chửi cho thoải mái, người ta gọi là câu cửa miệng rồi”.
Mình không ghê gớm nhưng đừng nghĩ anh có tiền là anh đòi hoạnh họe thì không có đâu. Anh mất tiền, tôi mất của không ai xin của ai cả. Anh ăn thì tôi đắt bát phở, anh chẳng ăn tôi cũng có ế đâu”, chị Hà tiếp lời chồng.
Anh Linh, một khách hàng đang ăn tại quán cho biết: “Tôi cũng thường xuyên ghé quán ăn phở bò sốt vang. Cô chủ nói chuyện hay đệm từ đ* nhưng tính cách lại khá đáng yêu. Chị Hà chỉ thường chửi khi khách đông mà nhân viên không phục vụ tốt”.
Trái với quan niệm của nhiều người là khách đến đây chủ yếu là những người bình dân, dân dã mới “chịu nghe chửi” để được ăn phở, chị Hà cho hay: “Nhà em buổi sáng toàn khách hàng là lãnh đạo đến đây ăn. Có lãnh đạo rất to trên Hà Nội thỉnh thoảng cuối tuần về thăm quê, đều đặn 5 giờ sáng đến đây ăn phở. Toàn bán cho các sếp là chính, dân công sở, công an nữa”.
Chưa bao giờ chị Hà nhận một lời thắc mắc hay góp ý nào của khách hàng về việc chửi thề của mình. “Khách quen ở đây họ hiểu hết. Mình quen miệng mình chửi vậy, “khẩu xà tâm phật”. Có cậu người làm, nó đến đây chỉ thích nghe chửi. Nhiều lúc nó cứ thích trêu để nghe mình chửi. Trời mát còn đỡ chứ trời mùa hè ngồi bếp nóng phát điên lên, không cáu không chửi mới lạ. Đ*, chửi cho thoải mái thôi mà cô em”.
Được biết, quán nổi tiếng một phần cũng là nhờ phở áp chảo và sốt vang. Trong khi khách khứa ra vào tấp nập, hai tay chị Hà vẫn thoăn thoắt gỡ bánh phở và chan nước dùng. Tay làm, mắt liếc nhìn khách, miệng bà chủ liên tục đon đả nhắc khách mới vào: “Hai bố con ơi? Gửi xe ra góc kia giúp bác!”.
- Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
- 4 cô gái Việt được báo ngoại quan tâm bởi vẻ ngoài nổi bật
- Nữ sinh “đất học” Nam Định vượt khó giành 27 điểm khối C
- Yên Tiến gìn giữ không gian văn hoá truyền thống
- Cô giáo bênh Kỳ Duyên hút thuốc lý giải về phát ngôn “tôi khinh”
- Mỹ Lộc: Đáng nể vườn địa lan Hoàng Vũ đạt kỷ lục lớn nhất nước
- Phở Ngon Nam Định
- Hồ sơ chính sách giả: Tố cáo quyết liệt – Trả lời qua loa
- Ý Yên Nam Định: Xe công nông rầm rầm hoạt động, cán chết người
- Đình làng Hành Thiện
- Thuyền về kín bến Hải Hậu Nam Định
- Hình ảnh chồng bế 2 con nhỏ từ Nam Định lên Hà Nội, lang thang tìm vợ bỏ nhà ra đi gây xôn xao MXH
- Ý Yên, Nam Định: Cơ quan Công an chưa kiên quyết xử lý nhóm côn đồ làm loạn?
- Thành Nam quê Tôi
- Nam Định: Vườn Quốc gia Xuân Thủy đang kêu cứu
- 6 món bánh dân dã “thử một lần là nhớ một đời” của Nam Định
- Về thông tin trụ móng cột điện lẫn đất: Đã có kết quả kiểm tra thực tế
- Xuân Trường: Gặp lại người làm kèn khổng lồ đạt Guinness
- Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
- Cô gái Ý Yên, Nam Định bị bắt khi rao bán 138kg pháo ở cổng chợ
- Nguyên nhân Thượng úy công an tử vong trên chiếc xe ô tô bán tải
- Nam Định quyết chỉ tuyển công chức học trường công lập