Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang vi rút viêm gan B cao. Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc.
Lây từ mẹ mà không biết
Bạn Nguyễn Thanh Nhàn – 21 tuổi, quê Nam Định đang là sinh viên tại Hà Nội phát hiện mình bị viêm gan B sau 1 lần đi hiến máu nhân đạo. Nhàn cho biết từ bé tới lớn, sức khỏe cô bình thường không có dấu hiệu gì của bệnh. Chỉ đến khi nhận được thông báo bị nhiễm vi rút viêm gan B – Hepatitis B Virus – HBV cô mới hay mình đang có một ‘sát thủ gây ung thư’ trong người.

PGS Ngọc khám cho người bệnh.
Nhàn được bác sĩ tư vấn nên kiểm tra sức khỏe tổng thể. Khi đi khám kết quả xét nghiệm cho thấy, men gan của Nhàn tăng cao gấp nhiều lần so với chỉ số bình thường. Dựa trên các kết quả xét nghiệm, bác sĩ cho biết tình trạng bệnh của Nhàn là viêm gan B mạn tính. Bác sĩ khuyên cô nên thông báo với gia đình để bố mẹ, anh chị em cùng tầm soát viêm gan B và có kế hoạch điều trị.
Kết quả đợt khám tổng thể cả gia đình Nhàn có mẹ cô và anh trai 24 tuổi cũng bị viêm gan B. Riêng anh trai Nhàn men gan tăng cao gấp chục lần, có dấu hiệu vi rút hoạt động mạnh.
Nhàn cho biết may mắn là cô đi kiểm tra còn từ trước tới nay cả nhà của Nhàn ở quê khi ốm chỉ đến bác sĩ gần nhà điều trị và hầu như không đến các cơ sở y tế để khám nên không ai biết viêm gan B. Nhàn nghĩ lại có lần mẹ cô bị vàng mắt sau đó tự hết mọi người cũng nghĩ đơn giản vì không có triệu chứng.
PGS Trịnh Thị Ngọc – Phó Chủ tịch hội Gan mật Hà Nội, cho biết trường hợp của Nhàn là tình cờ phát hiện nhiễm virus viêm gan B và Nhàn cũng được khám tổng quát đánh giá cho cả gia đình. PGS Ngọc cho rằng nhiều khả năng hai anh em Ngọc nhiễm viêm gan B từ mẹ và âm thầm nên gia đình không hay biết.
Bệnh âm thầm phát triển
PGS Ngọc cho rằng viêm gan B hầu như không có triệu chứng, trường hợp cấp tính bệnh nhân có cảm giác đau tức hạ sườn phải, mắt vàng, da vàng nhưng triệu chứng này nếu chủ quan thì người bệnh cũng không biết vì nghỉ ngơi vài ngày là hết và vi rút viêm gan B chuyển sang mãn tính. Viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan.
Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, người nhiễm virus viêm gan B cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định giúp ngăn ngừa lây lan virus sang người khác cũng như kiểm soát các nguy cơ diễn tiến của bệnh dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
PGS Ngọc cho biết Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ người mang vi rút viêm gan B cao, tỷ lệ 1/8 người bị nhiễm. Hơn 80% người mang vi rút viêm gan B không có triệu chứng, nhưng vẫn có khả năng lây bệnh. Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc.
Điều đáng báo động là hiện số ca ung thư gan ở Việt Nam cao hàng thứ 3 thế giới và tại Việt Nam số ca ung thư gan đứng thứ nhất với khoảng 25 nghìn người mắc/năm trong đó hơn 23 nghìn người tử vong. Đa số ung thư gan đều có nhiễm vi rút viêm gan B. Chính vì vậy, người bị viêm gan B được coi là mang “sát thủ” trong người và cần phải tầm soát bệnh thường xuyên để phát hiện bệnh tiến triển xấu.
Theo PGS Ngọc, viêm gan B có thể lây qua các con đường khác nhau như đường máu, tiếp xúc với máu hay chất dịch của bệnh nhân khi da hoặc niêm mạc bị trầy rách thủng như trong các trường hợp: tiêm chích xì ke, châm cứu, xăm mình, xỏ lỗ tai, dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu. Bệnh cũng lây qua dụng cụ y tế không đảm bảo vô trùng khi chữa răng, nội soi hoặc nạo thai…. Tiếp xúc tình dục với người bệnh mà không dùng bao cao su và đường lây truyền từ mẹ sang con.
Trong đó, lây từ mẹ sang con là đường lây truyền phổ biển nhất, do không có thói quen khám sức khỏe tiền sản cũng như không khám thai đầy đủ để được xét nghiệm tầm soát và được tư vấn.
Theo thống kê của các trung tâm y tế thì tại Việt Nam có khoảng 10% đến 13% phụ nữ mang bầu nhiễm vi rút viêm gan B. Con đường lây nhiễm loại vi rút này từ mẹ sang con rất nhanh và đó chính là nguyên nhân gây nên viêm gan B cho trẻ.
PGS Ngọc cho biết trường hợp của Nhàn và người thân của cô gái này đều bị viêm gan B ở “thể ngủ”. Nhiều người cũng có vi rút ở thể này và họ thường chủ quan nên vài năm sau thấy đau tức hạ sườn, mệt mỏi, sụt cân đi kiểm tra bệnh đã tiến triển xấu sang xơ gan, ung thư gan.
Với những người mang vi rút viêm gan B, người bệnh cần bỏ thói quen ăn uống không có lợi như ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng bia, rượu, lười kiểm tra sức khỏe thường xuyên… có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng mà người bệnh không thể kiểm soát.
Người mang vi rút viêm gan B cần phòng chống lây nhiễm cho người thân và cộng đồng bằng các biện pháp như sử dụng bao cao su, không hiến máu, không sử dụng chung các dụng cụ như dao cạo râu, bơm kim tiêm… – PGS Ngọc khuyến cáo.
- Nam Định: Cô gái từ vòng ba lép xẹp đã căng mẩy lên 93cm sau 3 tháng miệt mài tập luyện
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Đại nhạc hội ‘Quất Lâm biển gọi 2016’ ngập tràn âm nhạc và ánh sáng
- Nam Trực: Kỷ yếu “bài giảng đa cấp” với lời nhắn nhủ hài hước và ý nghĩa
- Gia đình cháu bé phẫu thuật tim bẩm sinh tặng lại tiền tài trợ thừa cho bệnh nhân nghèo
- Nhà thờ Giáo xứ Ngưỡng Nhân – Giao Thủy Nam Định
- Ca khúc hit “Thật bất ngờ” của Trúc Nhân vào kỷ yếu lớp 12 THPT Mỹ Lộc Nam Định
-
Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
-
Thiếu tiền chơi ma túy, 9x cướp ô tô người cùng thôn
-
Phế tích Tháp Chương Sơn- Di tích quốc gia
-
Bánh xíu páo Nam Định: Ăn một lần là nhớ mãi!
-
Chùa Lương (Phúc Lâm) Nam Định
-
Đền Trần, cướp phết, hội Gióng sẽ văn minh hơn?
-
Thông qua Đề án sắp xếp huyện, xã của Nam Định, Hòa Bình và Hải Phòng
-
Nam Định: Người cha đăng tin tìm con gái 14 tuổi mất tích trong vô vọng
-
Nam Định: Chủ tịch xã chửi dân “Mày đại giời”
-
Nam Định: Cứu sống bệnh nhân bị đâm thủng tim
-
Du lịch Quất Lâm không còn dịch vụ “nhạy cảm”?
-
Nếp cái Quần Liêu, tám xoan Xuân Đài
-
‘Nam Định là đất học mà khởi nghiệp ít quá!’
-
Giới trẻ Nam Định đi chơi đâu, ăn gì chỉ với 200.000 đồng?
-
Làm rõ đoàn xe quá khổ “khủng” lọt trạm cân ở Nam Định