TTCK thời gian qua xuất hiện gương mặt mới, tỷ phú Hồ Xuân Năng, người được cho là giàu thứ 5 trên TTCK và có khối tài sản xấp xỉ ông chủ Tập đoàn Hòa Phát. Vậy Hồ Xuân Năng là ai?
Hồ Xuân Năng sinh năm 1964 tại Nam Định, ông là Tiến sỹ kỹ thuật, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Vicostone (VCS).
Vicostone lên sàn từ năm 2007, Chủ tịch HĐQT Hồ Xuân Năng đang nắm giữ 2.017.897 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 2,52%. Tính theo thị giá hiện tại, khi giá cổ phiếu VCS hiện đang giao dịch quanh mức giá 203.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị cổ phiếu VCS do ông nắm giữ là 410 tỷ đồng.
Tuy nhiên, thông qua CTCP Phượng Hoàng Xanh (Phenikaa), ông Năng còn gián tiếp sở hữu 76,7% cổ phần của Vicostone, tương ứng hơn 61,3 triệu cổ phiếu. Phenikaa là công ty riêng do vợ chồng ông Hồ Xuân Năng sở hữu, trong đó, ông Năng nắm giữ 90% vốn và vợ ông, bà Phạm Thị Thu Hằng nắm giữ 9%.
Như vậy, ông Hồ Xuân Năng đang trực tiếp và gián tiếp sở hữu hơn 63 triệu cổ phiếu VCS trị giá gần 13.000 tỷ đồng. Khối tài sản này gần tương đương với giá trị lượng cổ phiếu của chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long (14.100 tỷ), và giúp ông Năng trở thành người giàu thứ 5 trên sàn chứng khoán.
Với mức vốn hóa này, hiện Vicostone là doanh nghiệp lớn thứ 2 tại HNX, vượt xa cả “cựu” công ty mẹ là Tổng công ty Vinaconex (VCG). Vicostone được thành lập bởi Vinaconex với tỷ lệ nắm giữ lên đến 51%. Tổng Công ty này chỉ thoái vốn hoàn toàn khỏi Vicostone vào năm 2013.
Ông Hồ Xuân Năng làm Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VCS từ năm 2014. Trước đó, ông làm Phó Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty.
Cơ duyên đến với lĩnh vực khai thác đá của ông Năng là giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2013, ông làm việc tại CTCP Đá ốp lát cao cấp Vinaconex và kinh qua nhiều vị trí tại công ty, từ Thư ký Chủ tịch HĐQT đến Giám đốc nhà máy, Giám đốc công ty, Tổng Giám đốc, rồi Chủ tịch HĐQT của công ty.
Trước đó, ông là Giám đốc Sản xuất của Nhà máy ô tô Ford Việt Nam từ năm 1996-1999, giai đoạn các doanh nghiệp FDI bắt đầu rục rịch vào thị trường Việt Nam.
Có thể nói cuộc chiến tại Vicostone những năm trước đây là cuộc chiến của cá nhân ông Hồ Xuân Năng với các cổ đông tổ chức, cụ thể là các quỹ đầu tư như Vietnam Holdings, CTCP Đầu tư IPA, và Red River Holdings.
Chủ tịch Hồ Xuân Năng chỉ có quyền lực tuyệt đối khi cổ đông lớn Red River Holdings rời khỏi Vicostone sau khi Phenikaa mua lại VCS từ quỹ đầu tư này vào năm 2014, cùng năm đó, ông Hồ Xuân Năng chính thức “lộ diện” khi đứng ra mua lại phần lớn cổ phần tại Phenikaa.
Theo: Soha.vn
- Món ngon Thành Nam nhắc đến là thèm
- Những sao Việt nổi tiếng là người Nam Định
- [Nam Định] Có một hội cổ động viên như thế!
- Cô gái Nam Định ‘bán trà đá’ trước cổng trường ĐH lại gây sốt khi công khai chuyện ‘đập mặt đi sửa lại’ và nâng ngực
- Giao Thủy: Khám phá “sân ga” của những đàn chim di cư
- Kẹo Sìu Châu – Văn Hóa Ẩm Thực Việt
- Làm thế nào để tránh ùn tắc chợ Viềng
- Nâng cao nhận thức về chủ quyền biển đảo cho ngư dân Nam Định
- Tạm ngừng cung cấp suất ăn của công ty trong vụ 50 công nhân ngộ độc
- Nam Định: Thanh niên lừa bé gái, nhanh tay trộm Iphone
- Nam Định: Bắt giam 4 cựu ‘quan xã’ bán đất trái thẩm quyền
- Nam Định: Triệt phá ổ nhóm chuyên cướp tài sản tại các khu công nghiệp
- Nữ giáo viên về hưu bị bắt khi đang vận chuyển 15 bánh heroin
- Hải Triều phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống
- Triệt xóa tụ điểm buôn bán ma túy ở Nam Định
- Người dân dí dao vào cổ để ‘tra khảo’ người phụ nữ lạ mặt nghi bắt cóc trẻ em
- Phòng Công Thương huyện ký thay đổi lộ trình xe khách “giúp” cấp trên
- Cách làm bánh xíu páo mềm thơm, béo ngậy
- Nam Định: Mùng 3 Tết, “hôn” đuôi xe buýt, người đàn ông đi xe máy thiệt mạng thương tâm
- Những hình ảnh quý hiếm về Nam Định thời thuộc địa (1)
- Miền Bắc còn rét đến cuối tuần
- Kỳ bí ngôi làng “hình cá chép” độc nhất Việt Nam