Qua cầu Đò Quan, rẽ phải khoảng 14 km ta đến với cái nôi của nghề phở nổi tiếng cả nước đó là xã Đồng Sơn- huyện Nam Trực- tỉnh Nam Định(nơi có 3 làng nghề chuyên làm phở: Vân Cù, Tây Lạc và Giao Cù).
Không chỉ Nam Trực mà ở Nghĩa Hưng cũng làm bánh phở. Bốn làng phở xứ Nam liền khoảnh xuôi dòng Ninh Cơ. Đến đó hỏi họ Cồ, họ Vũ… ai ai cũng biết.

Một tô phở bò Nam Định đúng chất về màu sắc và hương vị
Nơi đây được coi là thuỷ tổ của nghề phở. Ở đây là làng nghề làm phở nhiều nhất, lâu năm nhất và “độc quyền” với món phở bò. Ngày xưa làm bánh phở phải chọn thứ gạo mùa, gạo chiêm từ vụ trước, để cho hết nhựa, đem nghiền bằng cối xay đá. Có như thế bột mới trắng, mới dai, đem tráng mỏng trên nồi nước quạt than củi cho chín nục. Thời đó ngay chọn gạo để làm bánh phở cũng chỉ đích danh thứ gạo tấm vì hạt gạo gãy 2/3, làm rất dai, trắng và thơm nục.
Còn thịt bò để làm phở là súc thịt lấy từ con bò trưởng thành, nặng khoảng 3- 4 tạ/con. Loại ấy xả thị chỉ còn khoảng 2,5 tạ thịt, xương cốt mới cho được thứ nước ngọt của tuỷ, ngọt cốt, ngọt tịnh chứ không phải ngọt của mì chính …Muốn có nồi nước dùng trong luộc nước đầu, vớt ra rửa sạch, sau đó mới lấy làm nước dùng, vì thế không có váng và trong veo.Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu.

Phở bò đã theo chân người dân Nam Định đi khắp mọi miền đất nước và trở nên nổi tiếng. Ảnh: vtv
Đặc biệt cần lưu ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm ngon để giữ được độ trong của nước phở. Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô….Ngay cả luộc thịt cũng là một “nghệ thuật” không hề đơn giản. Thịt bò làm phở phải tươi sống và rửa thật sạch. Khi luộc thịt bò, nước sôi và có nhiều bät nổi lên thì phải vớt hết bọt ra để thịt bò khỏi bị chát. Thịt chín rồi thì không được vớt ra ngay mà phải để nguyên trong nồi khoảng một tiếng, sau đó vớt ra treo lên cao cho khô nước rồi mới cho gia vị vào ướp. Làm như vậy thịt bò mới thơm ngon mà không bị bở.
Ở xã Đồng Sơn, ngoài họ Cồ chiếm số đông thì còn nhiều họ khác nữa cũng làm bánh phở như: Họ Vũ, họ Phan, họ Đoàn, họ Nguyễn….tất cả đều làm lên thương hiệu phở gia truyền Nam Định.
Trung tâm TTXTDL Nam Định
- Hotgirl 9X Nam Định không chỉ có nhan sắc ĐỐN TIM người nhìn mà còn có tài ĐÓNG PHIM siêu phàm
- Tìm hiểu về món đặc sản trứ danh: Phở Bò Nam Định
- Ngày cưới của chàng trai Nam Định và cô dâu khuyết tật phúc hậu, xinh như mộng
- Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
- Nam Định: Chàng sinh viên chạy xe ôm trả hàng trăm triệu bỏ quên
- Bún Đũa – Nét Ẩm Thực Thành Nam
- Xôn xao đại gia chi 5 tỷ mua cây sanh nguồn gốc Nam Định nổi tiếng bậc nhất Việt Nam
-
Khám phá ít ai hay về cá bống bớp, đặc sản Nam Định
-
Bánh cuốn làng Kênh Nam Định
-
2 cô gái phóng xe máy biển 18 ngược chiều ở đường trên cao, ô tô chạy 70km/h không đuổi kịp
-
Nam Trực: Làng nghề khăn xếp độc nhất vào vụ Tết
-
Đưa vợ con đi du lịch Đà Lạt, người đàn ông bị bắt vì trộm hàng chục triệu đồng
-
Bố nghi phạm vụ người phụ nữ tử vong dưới cống nước: Không hiểu chuyện gì xảy ra
-
Xe đầu kéo chạy lùi, tông chết cô gái quê Nam Định trên đại lộ Thăng Long
-
Công tác giáo dục thể chất ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
-
Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định
-
Những sợi tơ vàng óng ánh của Thành Nam
-
Nam Định: Người cha đăng tin tìm con gái 14 tuổi mất tích trong vô vọng
-
Nam Định tập trung phòng chống dịch sốt xuất huyết
-
Nam Định: Ô tô bị tàu hỏa đâm trực diện, 2 người bị thương
-
Nam Định:Gia đình bệnh nhi tử vong oán bệnh viện chậm chuyển tuyến
-
Có xẻ thịt cá voi dạt vào bở biển ở Nam Định, nhưng không ăn