Ngày 8/2 (tức ngày 12 tháng Giêng năm Đinh Dậu), nghi lễ rước nước, tế cá được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.

Lấy nước tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN
Theo các cụ cao niên ở phường Lộc Vượng, nghi lễ này nhằm tri ân tổ tiên nhà Trần, một vương triều khởi nghiệp từ nghề chài lưới và gắn bó với sông nước. Nghi lễ cũng gợi nhớ về nghề nuôi cá giống, cá thịt nổi tiếng từ xa xưa của làng Tức Mạc (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định), nơi được coi là điểm phát tích của nhà Trần tại Nam Định.
Rước nước, tế cá là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa song trước đây đã bị mai một nhiều năm, lần đầu được phục dựng tại lễ hội đền Trần năm 2014. Việc nghiên cứu, phục dựng dựa trên ghi chép của các thư tịch cổ và qua ý kiến đóng góp của các cụ bô lão, những người cao tuổi về những nghi lễ có trong các lễ hội Khai ấn đền Trần trước đây.
Bắt đầu từ 7 giờ, các nghi thức như khấn, đọc sớ, thỉnh chân nhang được các bậc cao niên thực hiện tại đền Cố Trạch, sau đó đoàn tổ chức rước kiệu từ đây ra Giếng cổ, tiến hành nghi thức lấy nước. Đoàn rước nước gồm hơn 200 người với cờ, biểu đi trước, đội rước rồng, lân, chiêng trống, đội bát âm, kiệu rước nước, kiệu rước cá, đội đánh bắt cá với vật dụng đầy đủ của nghề đánh cá truyền thống như vó, giậm, nơm…; kiệu thánh với tàn lọng hai bên, đội tế nam quan, đội tế nữ quan…
Sau khi lấy nước, đoàn tổ chức đánh cá tại hồ bán nguyệt cạnh Giếng cổ, cá đánh bắt gồm 5 cá triều đẩu (cá quả) và 5 cá long ngư (cá chép) có trọng lượng từ 1,5 – 2kg/con. Cá sau khi đánh bắt được đem lên bờ đựng trong các thúng sơn đỏ để chuyển đến thả vào thuyền đặt trên kiệu rồng.
Từ 8 giờ 30 phút, đoàn bắt đầu rước nước và cá về đền Thiên Trường, thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá. Cuối cùng, cá được đưa đi phóng sinh ở sông Hồng, tại khu vực phà Hữu Bị (thuộc địa bàn xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc).
Ngoài cá chép và cá quả, đoàn rước nước, tế cá còn phóng sinh nhiều loại cá nhỏ, cá giống khác nhau, thể hiện mong muốn cá sẽ phát triển, sinh sôi nảy nở, mang đến những mùa đánh bắt bội thu cho cư dân vùng sông nước.
Sau nghi lễ rước nước, tế cá, từ 12 – 16 tháng Giêng, tại Quần thể di tích đền Trần còn diễn ra nhiều hoạt động hội truyền thống khác như: Múa lân, múa rồng, múa sư tử, hát chèo, chầu văn, thi đấu cờ người, đấu vật…
Dưới đây là một số hình ảnh tại buổi lễ:

Đánh bắt cá để tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đoàn rước nước, tế cá. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Lấy nước tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đưa cá vào kiệu rồng chuẩn bị tế lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Nghi thức tế lễ trong lễ rước nước, tế cá. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đoàn múa rồng trong lễ rước nước, tế cá. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN
Theo: Hiền Hạnh (TTXVN)
- 1001 cách làm mặt nạ óc chó đánh bật tông da, chống lão hoá, dưỡng ẩm siêu hiệu quả của 9X Nam Định
- Cách làm bánh xíu páo mềm thơm, béo ngậy
- Mật ong hoa sú vẹt
- Học sinh lớp 4 tại Nam Định trả lại 50 triệu đồng nhặt được
- Ấm lòng bát phở đêm giá 5 nghìn giữa thời bão giá ở thành phố dệt
- Nam Định – Vùng đất trọn đạo lý, vẹn nghĩa tình
- Kỳ Duyên – từ hoa hậu có gu nhạt nhòa đến tín đồ sành điệu
-
Nam Định: Thiếu niên 17 tuổi bị nát bàn tay vì điện thoại phát nổ
-
Công Viên Tượng Đài Cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
-
Thuyền về kín bến Hải Hậu Nam Định
-
Giáng sinh lộng lẫy nơi xứ đạo ven biển Nam Định
-
Nhà thờ Giáo họ Đức Bà
-
Đột kích sới bạc khủng tại Ý Yên Nam Định
-
Phong phú quà quê Nam Định
-
Đền Trần, cướp phết, hội Gióng sẽ văn minh hơn?
-
5 CSGT rượt bắt thanh niên phóng xe bạt mạng trên đường
-
Đậu hoa Thành Nam – Giải nhiệt cùng mùa hè
-
Xem xét thành lập thêm thị trấn mới thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định
-
Bùi Chu: Cập nhật ngày hội ngộ 1400 tay kèn
-
Bé gái hơn 1 tuổi ở Nam Định Bị ô tô húc văng xa hàng chục mét
-
Đoàn xe SH trai xinh gái đẹp ‘đầu trần’ đi bê tráp bị CSGT thổi phạt
-
Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định