Không tốn công chăm sóc như nuôi gà nuôi vịt, không mất nhiều thời gian công sức như chơi hoa, chơi cá… mỗi sáng chỉ việc chắp hai tay ra sau lưng dạo quanh vườn, vừa nghe tiếng chim gù vừa rắc cho chúng ít thóc thế mà đều đặn hàng tháng ông được lũ chim trả “lương” gần chục triệu đồng.
Loài chim sống lâu
Chúng tôi tìm đến nhà ông Nguyễn Quang Trung (thôn Hồng Thượng, xã Nam Hồng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) vào một ngày nắng đẹp, ngay từ đầu ngõ đã nghe thấy tiếng của những chú chim ríu ra ríu rít vang vọng một góc trời.

Con chim gáy 4 tháng tuổi được ông Trung nuôi riêng .
Đơn giản bởi những con chim iểng, chim sáo nói hay nói nhiều nghe rất thích nhưng sau 10 năm nuôi đã có biểu hiện nói lung tung như cụ già, nhiều lúc còn bị lẫn. Tôi nhớ có lần khách đến nhà chơi, thay vì nói câu quen thuộc là “mời bác vào nhà” thì con sáo lại nói “mời bác về nhà”, thấy chim bị lẫn sau vài tháng nuôi tôi đành thả chúng về với tự nhiên. Chỉ có chim gáy, nuôi cùng lúc với con sáo nhưng vẫn chưa thấy biểu hiện của tuổi già, vẫn gáy hay, gáy khỏe bất chấp thời gian”.

Đàn chim gáy của ông Trung
Trong niềm vui có được 3 đôi chim ưng ý, ông liền đem nhốt chúng vào những cái lồng nhỏ đã chuẩn bị sẵn từ trước. Nuôi được chừng 2 tháng thì thời tiết chuyển mùa, cả 3 đôi chim đều bị đau mắt, đi ngoài ra phân xanh hết lượt khiến ông lo lắng chẳng biết xử lý ra sao. Tình cờ, nghe một lão thợ trong nghề chơi chim chỉ dạy cách bỏ cục đất vào trong lồng để có âm có dương.
Mừng quá! Ông về làm thử ngay, không ngờ chim đỡ hẳn bệnh. Sau đó vài tháng, ông Trung liền mạnh dạn dựng 1 cái lồng trên diện tích 20 m2, rào lưới xung quanh với chiều cao 3m, để đủ đất, nước, cây cối bên trong cho chim có thể tự do bay nhảy và phát triển sinh sản như cuộc sống hoang dã bên ngoài. Năm đầu nuôi không có kinh nghiệm, lúc chim đẻ trứng ông tò mò sờ vào ổ, hơi người khiến chim mẹ bỏ con thậm chí tha ra ngoài vứt đi. Một bài học đắt giá giúp cho ông chợt tỉnh ngộ để về sau không bao giờ lặp lại nữa.
Qua một thời gian nuôi, nhận thấy loài chim cu gáy có cách sinh hoạt, tha rác làm tổ, tìm kiếm thức ăn, ấp trứng, bón thức ăn cho con giống như chim bồ câu, ông Trung đã mạnh dạn ghép đôi để theo dõi quá trình giao phối, ấp trứng và nở con. Thấy chim sinh sản đều, phát triển tốt ông liền tiếp tục bỏ vốn mua thêm nhiều cặp chim nữa về nuôi. Cu gáy được xem là loài chim hiền lành, có sức khỏe dẻo dai lại dễ chăm sóc, thức ăn đơn giản, vì vậy nuôi chim cu gáy ít tốn kém, ít phải lo bệnh tật.

Ông Trung tản bộ trong vườn chim cu gáy .
Vườn chim gáy giữa thôn quê.
Thấy lưng vốn kinh nghiệm mỗi lúc một nhiều, quân số đàn chim ngày một tăng, lại có đông người tìm đến mua, ông Trung tiếp tục đầu tư hơn 30 triệu đồng mở rộng khu nuôi cũ với quy mô diện tích trên 100m2.
Lúc này, trước mắt tôi là một không gian tựa như khu vườn thiên nhiên thu nhỏ, nơi những đôi chim gáy đang ríu rít bên tai.
Xung quanh khu nuôi quây kín bằng lưới thép thưa có chiều cao 4m, bên trong thiết kế hồ nước cho chim tắm, uống và trồng thêm các loại cây ăn quả như nhãn, vải, sanh si để chim có điều kiện sống như ngoài môi trường tự nhiên. Nuôi chim gáy theo kiểu tự nhiên như trên rất nhàn và đơn giản đến mức chỉ đổ nước, đổ thóc 1 lần là chim ăn cả tuần, là có thể đi đây, đi đó du lịch bình thường.
Trời mưa chim ra ngoài tắm nước, trời nắng chim tránh trú dưới bóng cây. Nếu tổ người làm cho sẵn bị thiếu thì chim sẽ tự tha rác, cọng lá, cọng cỏ làm tổ.

Những chú chim được khách đặt mua sẽ được nuôi nhốt riêng
Giá 1 đôi chim gáy 6 tháng tuổi lúc rẻ từ 500 đến 600 ngàn, lúc đắt 1 triệu, trung bình mỗi tháng ông Trung bán được 15 đôi như thế. Trong khi chi phí bỏ ra chẳng đáng là bao, chỉ có mỗi thóc mỗi tháng cả đàn chim chỉ ăn 30 cân thóc tính ra khoảng 200 ngàn.
Chỉ lúc chim nuôi con thì ông cho ăn thêm ít cám cò, khi bắt đầu đủ lông đủ cánh thì bắt chim xa mẹ, đút bằng cám viên tròn làm ướt, dăm ba ngày sau là chim tự biết ăn, tự biết uống, tự biết tắm táp rồi sau đó là tập gáy, tập gù, tập gọi bạn đời….
Đối với những người chơi chim gáy lâu năm thì niềm vui khi nghe tiếng chim “gù” hiếm gì có thể thay thế được. Để có một con chim gáy hay đúng ý, nhiều người không tiếc tiền sẵn sàng bỏ cả chục triệu để mua, còn những người không có điều kiện thì đành chịu khó đi bẫy mất vài ngày mới được một con. Chim gáy tuy không hiếm nhưng muốn mua nhiều cũng không có mà bán, vậy mà ông Nguyễn Quang Trung hiện đang có trong tay đến gần 100 đôi chim cu gáy, chưa kể chúng sinh sản liên tục hàng tuần.
MẠNH TUẤN – nongnghiep.vn
- Hải Hậu: Đường quê lãng mạn trong sắc hoa mười giờ
- Nàng dâu trẻ khoe mâm cơm đầy ắp, phong phú cho 4 người ăn nhưng thừa nhận chưa biết tính toán chi li nên tốn 12 triệu/tháng tiền ăn
- Đền Am – Di tích Quốc gia mới được công nhận
- Nữ 9x Nam Định được khen xinh như hotgirl sau phẫu thuật thẩm mỹ
- Cô bé 3 tuổi cực đáng yêu qua ống kính của bố
- Nhà thờ Giáo xứ Ngưỡng Nhân – Giao Thủy Nam Định
- Khách bơi khỏa thân cứu tàu mắc cạn ở Sydney
-
Một thoáng thành Nam
-
Bé gái Nam Định sống thực vật vì vừa đùa vừa ăn nhãn, BV Nhi Trung ương không thể chữa trị
-
Ý Yên: Vượt đường ngang không quan sát, một học sinh bị tàu đâm tử vong
-
39 tuần lên bàn mổ, mẹ Nam Định choáng váng nhìn BS lôi ra cục tròn to như quả bưởi
-
Nam Định – tỉnh 1,9 triệu dân – “kêu” thiếu hơn 200 bác sĩ vì không có nguồn để tuyển
-
Tin mới nhất về cơn bão số 1 tối 27/7
-
Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án cưỡng đoạt tài sản
-
Nam Định: Người phụ nữ tử vong sau khi bước hụt lúc xuống xe buýt
-
Nam Định: Con trai bán nhà, bố và em gái cưỡng đoạt nhà của người mua?
-
Người dân Nam Định gia cố nhà cửa, đắp bao tải cát trước nhà ứng phó với bão số 3
-
Tin pháp luật mới nhất hôm nay
-
Phở Nam Định giữa lòng Hà Nội
-
Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
-
Đào móng xây kho bạc Nhà nước Nam Định, tá hỏa thấy 90 bộ hài cốt
-
Đề xuất khôi phục lễ phát ấn đền Trần vào nửa đêm