Nữ công nhân “tận khổ” bên bến Đò Quan

Nữ công nhân “tận khổ” bên bến Đò Quan

“Mười mấy năm mẹ con thui thủi trong cái nhà bé tí, muốn có cái tivi để xem cho đỡ buồn nhưng không cách nào mua được. Nếu không có Chương trình phúc lợi iCare Benefits, thật không biết khi nào tôi mới thực hiện được lời hứa với con trai”. Đó là lời tâm sự nghẹn ngào của chị Vũ Thị Tình (56 tuổi, hiện đang làm việc tại Tổng Cty Dệt may Nam Định) khi trải lòng về cuộc đời thăng trầm của mình.


“Đánh liều” mua nhà khi chỉ có 100.000 đồng

Tôi gọi chị Tình là người phụ nữ “tận khổ”, bởi hơn nửa cuộc đời, những khổ đau lớn nhất chị đã trải qua. Để rồi lúc này, đứng trước mặt tôi là chị với một nụ cười bình thản, ánh mắt không còn buồn.

19 tuổi, cô gái Vũ Thị Tình nên duyên với một chàng trai lái tàu ngầm. Hai năm sau ngày cưới, chị trải qua hai sự kiện mang màu sắc đối lập trong đời. Chồng mất dưới biển sâu, đứa con trai vừa thôi nôi đã chịu cảnh mất bố.

Chị Vũ Thị Tình hài lòng với chiếc ti vi mua từ chương trình phúc lợi iCare.

Chị Vũ Thị Tình hài lòng với chiếc ti vi mua từ chương trình phúc lợi iCare.


Thương chồng, thương con, chị quyết định đi làm công nhân, kiếm tiền nuôi con chứ không đi bước nữa. Chị kể: “Hồi đó nghèo lắm, nhưng được cái liều. Lương công nhân làm bao nhiêu ăn hết bấy nhiêu, làm gì có tiền dư. Thế mà tôi dám vay bạn bè, người thân để mua được cái nhà này, trị giá 86 triệu đồng khi chỉ có trong tay vẻn vẹn 100.000 đồng”.

Căn nhà mẹ con chị Tình đang ở nép mình bên bến Đò Quan, tuy hơi chật chội, nhưng đối với mẹ con chị là cả một quá trình nỗ lực: nỗ lực vay mượn, nỗ lực trả nợ, nỗ lực đòi nhà.

Để đủ tiền trang trải cuộc sống, người phụ nữ chân yếu tay mềm ấy ngoài công việc ở nhà máy dệt, còn làm thêm ở một xưởng cơ khí, rồi tranh thủ ngày đi làm, tối về móc len. Móc được 5 cái mũ thì được 15.000 đồng, chắc bóp từng đồng để lấy tiền trả nợ. Nhưng run rủi thế nào, vì nhẹ dạ, chỉ lại mang sổ đỏ cho người khác mượn, để tí nữa thì không đòi lại được. Kể đến đó, trong ánh mắt buồn của chị, tôi thấy vẫn còn hoang mang, xen lẫn sợ hãi.

Khóc cho bàn tay con

Chị Tình tâm sự rằng, mua được nhà lại ao ước có cái tivi để xem. Con trai chị nhiều lần thủ thỉ nói mẹ mua tivi, nó khoe với chị rằng bạn nó nhà đứa nào cũng có, nên nó thích lắm. “Lúc ấy, chỉ biết quay mặt đi mà khóc. Thương con lắm nhưng mấy triệu tiền lương ăn tiêu còn chưa đủ, lấy đâu ra 5 – 6 triệu mua tivi”- chị thật thà kể.

Tôi nhìn khắp căn nhà một lượt, rồi chỉ cái tivi thắc mắc. Chị khoe ngay: “Tivi này tôi mua trả góp từ Chương trình phúc lợi iCare Benefits đấy. Lương công nhân, đầu tháng lĩnh lương, cuối tháng đã hết. Nếu không có chương trình này thì chục năm nữa, may ra mới mua được. Tôi cũng rút kinh nghiệm từ chuyện sổ đỏ nên cẩn thận lắm. Thấy Chương trình phúc lợi iCare Benefits dán quảng cáo tại Công ty, tôi đến tìm hiểu, nghe tư vấn rồi thấy tin tưởng nên mới quyết định mua”.

Chị giải thích: “Sản phẩm có hỏng thì có người của chương trình đến tận nơi bảo hành, tiền mua tivi mình vẫn giữ chứ đã trả hết đâu mà sợ. Tháng này không có tiền trả thì để tháng sau trả một thể”.

Chiếc tivi ấy, ngoài là lời hứa của chị với con trai, còn là người bạn của cậu bé trong nhiều năm trời không ra khỏi nhà vì mặc cảm. Vì muốn giúp đỡ mẹ, con trai chị Tình đi làm rất sớm. Cậu bé làm thuê cho một xưởng cơ khí gần nhà. 7 năm trước, con trai chị khi ấy mới 14 tuổi bị máy nghiền mất nửa bàn tay trong một lần bất cẩn. Những năm đó có lẽ là khoảng thời gian khốn cùng nhất của chị Tình khi vừa phải khổ sở đòi lại nhà, vừa vay mượn tiền chạy chữa cho con.

Bây giờ, T. đã hòa nhập với cuộc sống và đang học việc ở Hà Nội. Để có thêm tiền chu cấp cho con, chị vẫn cặm cụi tối ngày. Dù còn vất vả nhưng chị Tình bảo mình còn may mắn và hạnh phúc hơn rất nhiều người. Vì chị luôn có niềm tin, rằng mình và con trai nếu chăm chỉ, nỗ lực thì cũng sẽ đến lúc được sống những ngày bình yên trọn vẹn.

Nguồn :Lao động


TOP