Được SX theo phương pháp cổ truyền, đảm bảo các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, thương hiệu nước mắm Giao Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, Nam Định) đã khẳng định vị trí trên thị trường.

Người làm nước mắm Giao Châu nói không với thuốc bảo quản, tạo màu
“Để thương hiệu nước mắm Giao Châu có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều người biết đến, chúng tôi luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các hộ dân trực tiếp tham gia SX góp phần nâng cao chất lượng hơn nữa sản phẩm của địa phương”, ông Lực bộc bạch.
Là một trong những cơ sở SX nước mắm có uy tín tại địa phương. ông Trần Minh Sơ, chủ cơ sở SX nước mắm Sơ Hoa (xóm Bình Mỹ, thôn Sa Châu) bảo, gia đình ông chuyên SX nước mắm tôm và nước mắm cá theo phương pháp truyền thống của cha ông để lại.
Chia sẻ về bí quyết làm nước mắm gia truyền, ông Sơ bật mí, nguyên liệu làm nước mắm gồm muối trắng, cá nục, cá cơm hoặc tép moi đã được rửa sạch. Muối được mua tại bãi muối xã Bạch Long. Bởi, muối Bạch Long được nắng, không vụn, hạt trắng, bóng. Và, phải mua muối từ tháng 3 đến tháng 5 âm lịch, sau đó trữ trong kho một năm để cho ráo nước, giảm độ chát.

Ông Trần Minh Sơ giới thiệu nước mắm của gia đình (ảnh: MC)
“Để nước mắm đạt tiêu chuẩn, chất lượng tốt, đảm bảo vệ sinh an toàn và giữ được hương vị, bắt buộc chủ cơ sở phải SX theo đúng quy trình. Màu nước mắm phải vàng ươm như màu cánh gián, có vị mặn đậm đà… Đặc biệt, trong quá trình làm nước mắm không để nước mưa dính vào, vì mắm dễ bị thối”, ông Sơ thổ lộ.
Nhờ SX và chế biến theo phương pháp cổ truyền mà mỗi năm gia đình ông tiêu thụ ra thị trường khoảng 30 nghìn lít nước mắm nguyên chất. Thị trường được phủ sóng rộng rãi, trong và ngoài tỉnh.
Rời cơ sở SX nước mắm Sơ Hoa, tôi ghé thăm cơ sở nước mắm Mạnh Sánh. Với hơn 30 năm kinh nghiệm làm nước mắm, chị Trịnh Thị Sánh, chủ cơ sở khẳng định, chỉ cần nếm thử chị sẽ phân biệt được đâu là nước mắm nguyên chất, đâu là nước mắm sử dụng thuốc bảo quản.
Chị Sánh nhấn mạnh thêm, không chỉ riêng cơ sở của gia đình mà chị các cơ sở khác tại địa phương không bao giờ sử dụng các loại thuốc bảo quản, tạo màu. Nước mắm tại làng Sa Châu được làm theo phương pháp thủ công từ đời cha ông để lại. Nhờ đó, thương hiệu “Nước mắm Giao Châu” được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến.

Sau 6 tháng phơi nắng, xương, thịt cá đã mục nát (ảnh: MC)
“Năm 2015, HTX Sản xuất nấm và chế biến nông hải sản Giao Thuỷ (xã Giao Châu) ra đời, góp phần xây dựng nhãn hiệu tập thể “Nước mắm Giao Châu” ngày càng phát triển, tỏa sáng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Các cơ sở tham gia HTX là những cơ sở đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm và Thủy sản tỉnh Nam Định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Có tem và mã vạch”, ông Sơ cho biết thêm.
MAI CHIẾN – TG
(nongnghiep.vn)
- Đậu hoa Thành Nam – Giải nhiệt cùng mùa hè
- Nam Định: Độc đáo cuộc đua thuyền ‘khắc nghiệt’ nhất Việt Nam
- Chùa Keo – quê hương tôi..
- Món ngon Nam Định phải thử một lần cho biết
- Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
- Bảo tàng đồng quê – Nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ
- Ở Nam Định thì nên đi chơi những đâu ?
-
Phát hiện thiết bị lạ có nhãn “made in China” giấu trong mũ trẻ em
-
Đề xuất làm cao tốc 12.500 tỷ đồng qua 3 tỉnh Nam Định – Ninh Bình – Thái Bình
-
Nam Định: Giám đốc Kho bạc Nhà nước xin nghỉ hưu sớm vì… vỡ nợ
-
Con Móng Tay – Đặc Sản vùng biển Nam Định
-
Ý Yên: Lật tàu chở đá, hai vợ chồng chết và mất tích
-
Vợ mang bầu mất tích hơn 30 ngày, chồng mòn mỏi tìm kiếm khắp nơi
-
Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần
-
Cận Tết, Nam Định bắt vụ vận chuyển 45 kg ma túy đá và 30 bánh heroin
-
Giấu ma túy dưới tấm lót chân của xe máy vẫn bị 141 phát hiện
-
Đền Thánh Ninh Cường – Nam Định 2013
-
Nam Định: Đẩy nhanh tiến độ cấp sổ đỏ
-
Mùa tôm thuyền trứng
-
Về thăm làng “khăn xếp” ở thôn Giáp Nhất, Nam Định
-
Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
-
Trần lập muốn an nghỉ tại đất mẹ Nam Định