Theo Báo cáo của Chính phủ, các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng 46.140 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích của cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất của các đối tượng sử dụng.
Thực hiện chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 14, Chính phủ đã có báo cáo về tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước; tình hình quản lý và sử dụng đất tại các địa phương dự kiến thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt gửi tới Quốc hội.
Nước ngoài sử dụng trên 46.000 ha đất tại Việt Nam
Theo báo cáo, cả nước hiện có 33.123.078 ha, trong đó 31.010.279 ha đã được sử dụng vào các mục đích, chiếm 93,62% tổng diện tích tự nhiên; trong đó, nhóm đất nông nghiệp có 27.284.906 ha, chiếm 82,37% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 87,99% tổng diện tích đất đã sử dụng; nhóm đất phi nông nghiệp có 3.725.374 ha, chiếm 11,25% tổng diện tích tự nhiên và chiếm 12,01% tổng diện tích đất đã sử dụng; còn 2.112.799 ha đất chưa sử dụng, chiếm 6,38% tổng diện tích tự nhiên.

Các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng 46.140 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích đất của cả nước (Ảnh minh họa)

Báo cáo của Chính phủ cho biết còn không ít hạn chế, nhất là trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai (Ảnh minh họa)
“Việc phân cấp mạnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho địa phương qua thực tế triển khai đã nảy sinh tình trạng Trung ương không kiểm soát chặt chẽ được việc sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư tại các vị trí xung yếu, chiến lược về quốc phòng, an ninh và quyết định đối với việc sử dụng đất của các dự án có tầm quan trọng quốc gia”, báo cáo nêu rõ.
Hạn chế nữa là việc thu hồi đất đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai rất khó khăn, nhất là các dự án đã được giao đất, cho thuê đất nhưng không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng.
Theo đánh giá của Chính phủ, chính sách tài chính về đất đai còn có những điểm bất cập, nhất là việc điều tiết nguồn lợi thu được từ đất đai để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, của người sử dụng đất và doanh nghiệp.Xung quanh công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Dựa trên số liệu thống kê đất đai năm 2016, báo cáo nêu diện tích đất đã được giao cho các đối tượng sử dụng là hơn 26.851.354 ha, chiếm 81,07% tổng diện tích các loại đất.
Trong đó, các tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang sử dụng 46.140 ha, chiếm 0,17% tổng diện tích của cả nước và chiếm 0,17% tổng diện tích đất của các đối tượng sử dụng.
Còn hộ gia đình, cá nhân trong nước đang quản lý sử dụng 15.903.514 ha, chiếm 48,01% tổng diện tích của cả nước và chiếm 59,23% diện tích đất của các đối tượng sử dụng.
Trong khi tổ chức trong nước đang quản lý sử dụng 10.555.208 ha, chiếm 31,87% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước và chiếm 39,31% tổng diện tích đất đã giao cho các đối tượng sử dụng
Về giá đất, báo cáo nêu rõ, đến nay 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã xây dựng, ban hành và công bố công khai bảng giá đất theo quy định. Công tác xác định giá đất cụ thể đã được các tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định, quy trình (thông qua hội đồng thẩm định giá đất cấp tỉnh thẩm định trước khi ủy ban nhân dân quyết định giá đất).
Số tiền thu từ đất (tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp) đã tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2013 là 54.434 tỷ đồng, năm 2014 là 55.138 tỷ đồng, năm 2015 là 84.810 tỷ đồng, 2016 là 115.290 tỷ đồng, 2017 là 104.400 tỷ đồng và 4 tháng đầu năm 2018 là 32.200 tỷ đồng.
Trung ương khó kiểm soát các vị trí xung yếu, chiến lược về quốc phòng, an ninh
Bên cạnh những kết quả đạt được, Báo cáo của Chính phủ cũng nêu không ít hạn chế, nhất là trong quá trình tổ chức thi hành Luật Đất đai.
Chính phủ cho rằng vẫn còn tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất, không đồng bộ giữa pháp luật về đất đai và các quy định khác có liên quan, như Luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Đấu thầu, Xây dựng, Nhà ở, Công chứng… gây khó khăn cho tổ chức thực hiện và làm giảm hiệu lực, hiệu quả của các quy định của pháp luật, dẫn tới chưa khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển.
Cụ thể, chưa có sự đồng bộ trong trình tự thực hiện xác định nhu cầu sử dụng đất, chấm dứt hoạt động dự án đầu tư và điều kiện chuyển nhượng dự án giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai.
Chưa phân định rõ các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất theo pháp luật đấu thầu và đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, dẫn tới việc giao đất, cho thuê đất chủ yếu là theo chỉ định, cơ chế tạo quỹ đất để đấu giá quyền sử dụng đất không được thực hiện. Hay, giữa pháp luật về đất đai và pháp luật về quản lý công sản, trong đó có đất đai, còn chồng chéo.
Theo dân việt
- Trở lại vùng quê cách mạng Hải Đường Hải Hậu
- Phát động người dân toàn tỉnh Nam Định tập luyện bơi
- Ở Nam Định thì nên đi chơi những đâu ?
- 10X Nam Định ghi 100 điểm Khởi động ở cuộc thi tuần Olympia
- Chùm ảnh cuộc sống yên bình của vùng quê Hải Hậu
- Nam Định: Lẻ loi trên cánh đồng muối
- MÓN NGON NGÀY TẾT: Cá bống bớp 300.000 đ/kg được chị em “săn” ăn Tết
-
Cực hy hữu: Nam bệnh nhân có 100 khối u trong bụng
-
Học sinh Nam Định làm clip kỷ yếu gay cấn như phim hành động
-
Nam Định dồn toàn lực gia cố, bảo vệ đê trước bão
-
Công an tỉnh Nam Định truy nã 3 đối tượng
-
Nam Định: Nam thanh niên rơi từ tầng 4 xuống xuống đất nguy kịch
-
Huyện Vụ Bản, Nam Định: Hàng trăm hộ dân mất tiền vẫn phải dùng “nước bẩn”
-
Tranh cãi phóng viên VTV “làm màu” khi đưa tin bão số 3 tại Nam Định
-
Công an vào cuộc vụ hình ảnh HH Kỳ Duyên bị lợi dụng quảng cáo sex
-
Hơn 200 phật tử Nghệ An tham gia lễ đúc tượng Phật tại Nam Định
-
Mang súng áp tải ma túy đá
-
Bão số 3 giật cấp 10-11 đang hướng vào đất liền
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 6/8 đến 9/8
-
Đặc sản giò nóng 7 phút Nam Định
-
Chạy sai luồng tuyến, tàu hàng mắc kẹt dưới cầu Đò Quan
-
Trực Chính – Trực Ninh: Ngán ngẩm mỗi khi đi qua ‘con đường đau khổ