Phố cổ Thàɴһ Nam – Niềm tự hào của ɴɡười Nam Địɴһ

Phố cổ Thàɴһ Nam – Niềm tự hào của ɴɡười Nam Địɴһ

Khó mà dựng lại một cách thật hệ thống quá trình phát triển đô thị cổ Vị Hoàng qua mỗi thế kỷ, từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 19. Nhưng chúng ta có thể hình dung thành phố cổ Nam Định đến thế kỷ 19 đã có những đường phố, những hoạt động sản xuất và thương mại như thế nào.

Không chỉ có 36 phố hàng như ở Hà Nội, theo các nhà nghiên cứu thì xưa Thành Nam có tới 35/38 phố Hàng cùng 4 phố Bến, 4 phố Cửa nức tiếng sầm uất một thời…

Nếu về Nam Định ngày nay du khách vẫn bắt gặp đâu đó hình ảnh phố cổ giữa những đổi thay của thành phố văn hóa đặc trưng vùng Nam sông Hồng xưa.

Bản đồ thành phố tỉnh Nam Định do Hăng-ri Ri-vi-e (Henri-Rivière) vẽ sau khi quân Pháp chiếm đóng Nam Định năm 1883 cho thấy thành phố cổ kính này đến trước cuối thế kỷ 19 đã có một hệ thống đường phố ngang dọc. Thời kỳ này thành phố đã có hơn một vạn dân.

Phố cổ Thành Nam xưa nằm ở phía Đông Bắc thành cổ Nam Định

Các phố toả ra từ bờ sông Vị Hoàng và sông Đào, được xếp đặt thành đường ngang và đường dọc như ô bàn cờ tạo thành một khu vực thị dân đông đúc, ôm ấy mặt đông và một phần mạn nam của toà thành Nam Định đồ sộ.

Về mật độ, những đường phố xuyên ngang từ bờ sông đến hào nước bao bọc quanh thành là: Hàng Tiện, Hàng Giầy, Hàng Đồng, phố Hàng Sũ, phố Bến Ngự… đông người ở, nhà cửa xây san sát.

Hai phố chạy song song với dòng sông Vị Hoàng là phố Khách và phố Hàng Lọng.

Thành Cổ Nam Định thời Pháp thuộc

Tháng giêng năm Quý Tỵ, đời Thành Thái thứ 5 (1893) Hoàng Cao Khải, Kinh lược xứ Bắc kỳ gửi thư cho quan đốc học 5 tỉnh yêu cấu mỗi tỉnh làm một quyển địa dư chí tỉnh mình. Nguyễn Ôn Ngọc, đốc học Nam Định đã cùng các giáo thụ, huấn đạo các phủ huyện biên soạn. Năm tháng sau đã hoàn thành cuốn “Nam Định tỉnh địa dư chí”. Về thành phố ngày đó, Nguyễn Ôn Ngọc viết:

“… Tuy trước đây gặp nhiều lần binh hỏa, nhưng phong hội ngày càng mở mang, buôn bán ngày càng tấp nập, nay đã dần dần trở nên nơi đô hội vui vẻ. Hơn nữa dọc theo dải sông Vị Hoàng, sông Đào ôm ấp lấy thành phố, ở Năng Tĩnh thì có 3 đò ngang (Đò Quan, Đò Bái, Đò Chè), ở Đông Mạc có 3 đò dọc (đi Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình), thuyền buôn ở các tỉnh đổ đến, buôn bán hàng hóa – Ở trên xuống thì có các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên. Ở trong ra thì có các tỉnh từ Phan Thiết đến Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình. Xe thuyền nhóm họp, đồ đạc, hàng hóa đã nhiều, gỗ tre cũng đủ. Thêm vào đó lại có hỏa thuyền (tàu thủy) ngày đêm chuyên chở khách buôn qua lại như mắc cửi, đường thuỷ lại càng thuận lợi. Thuyền bè chật bến, sự buôn bán tấp nập, thành phố trở nên một xứ đô hội, (thứ nhất Hà Nội, thứ nhì là Nam Định). Từ Vị Xuyên đến Năng Tĩnh, từ Cửa Nam trải qua Cửa Đông đến Cửa Tây có 12 phố, ba chợ họp đông vui: chợ Rồng, chợ Phượng, chợ Hoàng”.

Cảnh bến đò quan xưa

Như vậy, Thành cổ Nam Định một thời từng là nơi buôn bán sầm uất nức tiếng không thua kém gì Thăng Long, Phố Hiến, những nét văn hóa và đặc tính của một vùng đất năng động nhạy bén vẫn còn ăn sâu vào phong cách của những người con Nam Định ngày nay.

Các phố được kể như trong bài “Nam thành cảnh trí” mô tả bằng thể văn vần:

Tags:

TOP