Tết Trung thu ở làng làm đèn ông sao lớn nhất miền Bắc

Tết Trung thu ở làng làm đèn ông sao lớn nhất miền Bắc

Mỗi năm, làng Báo Đáp sản xuất khoảng 2 – 3 triệu chiếc đèn ông sao để phục vụ các em nhỏ dịp Tết Trung thu khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Những ngày này, khi không khí Tết Trung thu tràn ngập trên khắp các phố phường cũng là lúc người dân làng làm đèn ông sao Báo Đáp (xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, Nam Định) đang tất bật hoàn thiện các sản phẩm để kịp giao cho khách. Được biết, cả làng có hơn 1.000 hộ dân thì có quá nửa làm nghề này. Mỗi năm, Báo Đáp sản xuất khoảng 2 – 3 triệu chiếc đèn ông sao để phục vụ các em nhỏ dịp Tết Trung thu khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Quy trình để sản xuất ra một chiếc đèn ông sao cũng không hề đơn giản. Hàng năm, ngay từ tháng Giêng âm lịch, người dân nơi đây đã phải cất công đi về các huyện Quan Hóa, Ba Thước (tỉnh Thanh Hóa) mua tre nứa về ngâm để phục vụ cho việc làm đèn lồng. Công đoạn ngâm tre xong xuôi, họ lại thuê xe sang huyện Nam Trực, Hải Hậu,… để mua xương cây đay về làm tay cầm đèn. Các công đoạn phải được hoàn thiện trước tháng 5 âm lịch để có đủ nguyên liệu trước khi bước vào “mùa vụ”.

Những ngày này, có mặt tại làng Báo Đáp (Nam Trực, Nam Định), từ đầu làng đến cuối làng đều tràn ngập đèn ông sao.

Những ngày này, có mặt tại làng Báo Đáp (Nam Trực, Nam Định), từ đầu làng đến cuối làng đều tràn ngập đèn ông sao.

Mỗi mùa Trung thu về, người dân Báo Đáp tất bật làm đèn để kịp giao cho khách.

Mỗi mùa Trung thu về, người dân Báo Đáp tất bật làm đèn để kịp giao cho khách.

Để nan có độ dẻo, chiếc đèn sẽ căng phồng, không bị gãy, người dân nơi đây phải ngâm tre, nứa từ tháng Giêng âm lịch.

Để nan có độ dẻo, chiếc đèn sẽ căng phồng, không bị gãy, người dân nơi đây phải ngâm tre, nứa từ tháng Giêng âm lịch.

Những đôi bàn tay tỉ mỉ ngồi trang trí cho từng chiếc đèn lồng.

Những đôi bàn tay tỉ mỉ ngồi trang trí cho từng chiếc đèn lồng.

Tất cả các công đoạn đều đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ như vót nứa, in hoa văn lên giấy bóng, lắp cán, cắt khung, làm xương đèn,...

Tất cả các công đoạn đều đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ như vót nứa, in hoa văn lên giấy bóng, lắp cán, cắt khung, làm xương đèn,…

Đèn ông sao tại đây được chia làm 3 loại, loại lớn có đường kính 50cm, loại vừa 40cm và loại nhỏ 30cm.

Đèn ông sao tại đây được chia làm 3 loại, loại lớn có đường kính 50cm, loại vừa 40cm và loại nhỏ 30cm.

1

Các cụ già trong làng cũng tham gia vào quá trình sản xuất.

Các cụ già trong làng cũng tham gia vào quá trình sản xuất.

Trung bình mỗi ngày, một "thợ lành nghề" có thể làm được hơn 20 chiếc đèn ông sao.

Trung bình mỗi ngày, một “thợ lành nghề” có thể làm được hơn 20 chiếc đèn ông sao.

Một chiếc đèn ông sao cỡ lớn được bán với giá khoảng 5.000 đồng. Những chiếc nhỏ hơn được bán với giá khoảng 4.000 đồng.

Một chiếc đèn ông sao cỡ lớn được bán với giá khoảng 5.000 đồng. Những chiếc nhỏ hơn được bán với giá khoảng 4.000 đồng.

“Phôi” dùng để in các hoa văn, họa tiết lên giấy bóng cũng có đủ hình dáng, kích thước.

“Phôi” dùng để in các hoa văn, họa tiết lên giấy bóng cũng có đủ hình dáng, kích thước.

Đèn ông sao làng Báo Đáp được biết đến khắp trong Nam, ngoài Bắc.

Đèn ông sao làng Báo Đáp được biết đến khắp trong Nam, ngoài Bắc.

1

Vài năm trở lại đây, các bậc phụ huynh thường chọn mua cho con trẻ các loại đồ chơi truyền thống.

Vài năm trở lại đây, các bậc phụ huynh thường chọn mua cho con trẻ các loại đồ chơi truyền thống.

3


TOP