Thủ phủ đèn ông sao Nam Định "phất lên" như diều gặp gió trong Rằm Trung thu

Thủ phủ đèn ông sao Nam Định “phất lên” như diều gặp gió trong Rằm Trung thu

Hàng nghìn hộ dân làm đèn ông sao ở thôn Báo Đáp (xã Hồng Quang, Nam Trực, Nam Định) vui mừng phấn khởi trước mùa đèn bội thu, nhà ít bán được vài nghìn, nhà nhiều lên tới 5-6 vạn. Hơn nữa, giá bán cũng cao hơn năm trước từ 1.000 đồng cho tới 20.000 đồng khiến người dân nơi đây như mở cờ trong bụng.

Hơn nữa, do thời tiết thuận lợi ít mưa bão nên số lượng đơn hàng nhiều. Từ khoảng Rằm tháng Bảy trở lại đây, gia đình chị Vóc đã xuất đi chừng 3 vạn chiếc đèn ông sao, ngoài hai thành phố kể trên còn xuất đến Đà Nẵng, Nha Trang.

Thôn Báo Đáp được ví như cái nôi truyền thống của nghệ thuật làm đèn, đèn ông sao xuất hiện nơi đây đã từ bao thế kỷ. Nơi mà những đứa trẻ sinh ra đã nhìn thấy đèn, lớn lên một chút thì nghịch đèn và biết làm đèn để phụ bố mẹ.

Về Báo Đáp từ khoảng Rằm tháng Bảy trở về đây, bên cạnh những cánh đồng lúa đang bắt đầu ngả vàng, người ta sẽ thấy hình ảnh nhà nhà đang nô nức làm đèn.

Khác với đèn ông sao Hậu Ái (Hà Nội), đèn ông sao Báo Đáp có đặc trưng gọn nhẹ, tạo tác đơn giản nên giá thành giảm, số lượng sản xuất nhiều. Do đó, được các khách buôn rất ưa chuộng, nhiều nhất là các chủ buôn lớn ở Hà Nội, TP HCM.

Để phục vụ nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, người dân nơi đây sản xuất đèn ở nhiều loại kích cỡ khác nhau. Phổ biến nhất là 5 loại cỡ: 25cm (giá 7.000 đồng/chiếc), 40cm (giá 8.000 đồng/chiếc), 50cm (giá 10.000 đồng/chiếc), 80cm (giá 80.000 đồng/chiếc), 100cm (100.000 đồng/chiếc).

Chị Hoàng Thị Vóc (xóm 1) cho biết, giá đèn năm nay nhìn chung cao hơn so với năm trước. Cụ thể giá đèn 25cm và 40cm tăng 2.000 đồng/chiếc, đèn 50cm tăng 4.000 đồng/chiếc, đèn 80cm và 100cm tăng 20.000 đồng/chiếc.

Hơn nữa, do thời tiết thuận lợi ít mưa bão nên số lượng đơn hàng nhiều. Từ khoảng Rằm tháng Bảy trở lại đây, gia đình chị Vóc đã xuất đi chừng 3 vạn chiếc đèn ông sao, ngoài hai thành phố kể trên còn xuất đến Đà Nẵng, Nha Trang.

Điều làm nên sự khởi sắc đó, theo chị Nguyễn Thị Thu (xóm 1) – một hộ dân sản xuất đèn ông sao, đó là tâm lý ưa chuộng đồ chơi dân gian của các bậc phụ huynh những năm gần đây, nhất là vào dịp Rằm Trung thu.

Bởi đồ chơi dân gian giá thành rẻ, sử dụng lại an toàn đối với trẻ nhỏ. Hơn nữa, chiếc đèn ông sao tuy đơn giản là vậy nhưng lại giáo dục các em rất nhiều về truyền thống văn hóa, gợi cho các em nhớ đến câu truyện cổ tích: Sự tích chị Hằng, Sự tích chú Cuội…

Chuẩn bị cho Rằm Trung thu năm nay, gia đình chị Thu bắt đầu làm đèn từ tháng 2 (âm lịch), còn thời điểm từ tháng 6-8 (âm lịch) là thời điểm khách đặt nhiều, nhiều nhất là vào tháng 7 (âm lịch).

Mỗi ngày trung bình, gia đình chị Thu làm được 100 cái, mỗi mùa Trung thu – nếu như thuận lợi như năm nay thì làm chừng 5 vạn, cho thu nhập mỗi năm khoảng vài chục triệu đồng.

“Ngoài công việc thời vụ là làm đèn ông sao, nghề nghiệp chính của đa phần các hộ dân nơi đây vẫn là làm ruộng, ngoài ra có nhiều hộ có điều kiện đã chuyển sang ngành nghề sản xuất hoa nhựa”, ông Nguyễn Văn Tiệm – Trưởng xóm 1 (thôn Báo Đáp) chia sẻ.

Theo (laodong.vn)


TOP