Đền Trần không chỉ được biết đến với việc khai ấn đầu năm mà câu chuyện về bạch xà xuất hiện còn đầy ly kỳ.
Đền Trần là nơi thờ tự các vị vua và thủy tổ triều Trần. Đền được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 15 (tức năm 1695) trên nền Thái miếu và cung Trùng Quang của nhà Trần mà trước nữa là nhà thờ của họ Trần. Cung Trùng Quang là nơi các thái thượng hoàng nhà Trần sống và làm việc.
Đền Trần bao gồm ba công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường, đền Cố Trạch và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn và Trần Miếu. Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cổng vào đền Trần uy nghi.
Cả 3 đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu. Lễ hội đền Trần diễn ra vào ngày 15 tháng Giêng. Lễ hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý giữa đêm.

Đền Thiên Trường.

Trung đường đền Thiên Trường, nơi đặt bài vị các vị vua Trần.
Từ khi có tin Bạch xà xuất hiện, ngôi đền vốn đã có tiếng linh thiêng lại càng thu hút nhiều du khách đổ về. Trao đổi với chúng tôi, ông trưởng đền Trần Huy Chiến khẳng định chuyện Bạch xuất hiện trong ba ngày từ chiều 7 – 9 tháng Giêng năm Mậu Tý (2008) là có thật.
“Khi rắn trắng ngự trên ngai thờ các vua Trần thì có hàng ngàn người biết. Thấy chuyện lạ, người dân đến lễ càng đông. Nhiều người chụp được hình, quay được video”, một người dân ở thành phố Nam Định cho biết.

Rắn trắng xuất hiện trên ngai thờ vua Trần Nhân Tông.

Nhiều người kể lại rắn dài khoảng 1,8m, màu trắng, có sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể.
Ông Chiến dẫn chúng tôi đi thăm đền và xem những bức ảnh về bạch xà mà nhà đền được những người dân tặng lại treo trong phòng khách. Trong trung đường đền Thiên Trường có bài vị các vua nhà Trần, bốn vị vua đầu tiên được thờ ở chính giữa. Đây cũng chính là nơi Bạch xà xuất hiện trong suốt 3 ngày. Nhiều người kể lại rắn dài khoảng 1,8m, màu trắng, có sọc màu nâu mờ chạy dọc cơ thể, trên đầu có mào màu xanh đỏ nhỏ xíu.
“Rắn trắng xuất hiện và chỉ bò xung quanh 4 ngai thờ của 4 vị vua đầu tiên của triều Trần nhưng chủ yếu là ngự trên ngai của Trần Nhân Tông, vị vua 2 lần đánh thắng quân Nguyên Mông xâm lược và lập ra phái thiền Trúc Lâm, được nhân dân kính cẩn gọi là Phật Hoàng” – một nhân viên khu di tích kể lại.
Trần Nhân Tông tham gia đánh thắng quân Nguyên Mông năm 1258, lên ngôi năm 1278, mất năm 1308 và 700 năm sau khi ông mất (năm 2008) thì rắn trắng xuất hiện và ngự trên ngai thờ của ông ngay trên nền đất tổ.

Đền Trần ngày càng trở nên linh thiêng.

Là nơi nhiều người tìm đến cầu khấn.
Nhiều người cho rằng đó là sự hiển linh của các vua triều Trần hay của thần thánh, nên dòng người từ Nam chí Bắc đến cầu càng lúc càng đông. Tuy nhiên có người cho rằng, rắn trắng cũng chỉ là do bị biến đổi gen.
Rắn trắng xuất hiện ở đền Trần cũng chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên và chuyện rắn bò lên bàn thờ cũng không phải là hiếm gặp. Những người trông coi đền Trần thì bảo rằng: rắn trắng xuất hiện ở đền Trần là có thật nhưng nhà đền không muốn nói nhiều đến sự việc để tránh tiếng quảng bá thái quá và dễ bị kẻ xấu lợi dụng.
Theo Giang Hoàng, nguồn ảnh aFamily.vn / MASK Online
- Nhà thờ Giáo xứ Cổ Ra – Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Hồng Quang
- Chùa Cổ Lễ Nam Định – Mảnh đất văn hóa , Cách Mạng
- Thưởng thức ngô nếp sấy Nam Định vàng ruộm, giòn tan
- Làng Hành Thiện – 1 ngôi làng “cổ tích”
- Hotgirl thẩm mỹ Vũ Thanh Quỳnh: 2 năm trước bị quỵt lương, nay nhan sắc thăng hạng, được người bí ẩn tặng hoa mỗi ngày
- Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
-
Chả cá Hùng Vương – ‘thương hiệu vàng’ của đất Thành Nam
-
Xác minh đoàn phượt thủ ngang nhiên chặn các phương tiện ở TP.Nam Định để đoàn phượt chạy qua
-
Va chạm giao thông, người phụ nữ quê Nam Định chết thảm dưới bánh xe đầu kéo
-
Cứu sáu ngư dân Nam Định gặp nạn trên biển
-
Phá đường dây thuốc lắc “khủng” từ Hải Phòng về Nam Định
-
Giới trẻ Nam Định đi chơi đâu, ăn gì chỉ với 200.000 đồng?
-
Đi khám bệnh, người phụ nữ bị quạt trần rơi vào đầu tử vong
-
Nam Thành cảnh trí 40 phố phường
-
Giao Thủy: Khám phá “sân ga” của những đàn chim di cư
-
Nhà thờ Giáo xứ Phong Lộc – Nam Phong – Nam Trực – Nam Định
-
Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
-
Cần làm rõ trách nhiệm vụ ‘chạy chế độ’ ở Nam Định (3)
-
Xe khách biển Nam Định 29 chỗ nhồi nhét 73 người, hành khách nín thở trên xe
-
Nghề nặn tò he truyền thống ở thôn Hà Dương
-
Về Nam Định ăn phở 5 nghìn