Nghề đan mây tre đã hình thành và tồn tại từ bao thế hệ ở thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến (Nam Trực, Nam Định). Ở đây từ đứa trẻ lên mười đến các cụ ông, cụ bà “ngoại thất thập” vẫn ngày ngày thoăn thoắt đan tre nứa giúp cho cái nghề dân dã ấy được tiếp nối lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.
Đầu tiên là công đoạn lựa chọn nguyên liệu. Mây và tre để đan đều phải già; tre dóng dài và càng thẳng càng tốt. Tre và mây sau khi chặt về phải ngâm dưới ao tối thiểu một tháng để chống mối mọt rồi mới mang lên pha. Người pha tre khéo thì phải tính toán, cân đối để cả cây tre không phải bỏ đoạn nào: dóng thẳng thì làm nan chính; phần ngọn và gốc dùng để làm cạp và nan dát… Toàn bộ công đoạn pha tre, chẻ nan phải làm liên tục và nhanh bởi để lâu thì tre bị “quánh” (khô). Những sợi mây cũng phải lựa những đoạn già, chẻ mỏng, phơi săn, đến khi buộc lại phải ngâm nước cho mềm, lột thêm một lần nữa cho mỏng… Kỹ thuật nhất là công đoạn chẻ nan chính. Với dụng cụ là dao cán dài (khoảng 30-35cm), sống dao phải dày, lưỡi mài sắc… cầm thôi đã nặng tay mà trong tay của người Thạch Cầu, từng nan, từng nan mỏng khoảng 1-2mm cứ thế được tách ra. Hiếm có nan nào dày quá độ phải “tuốt” lại. Nan chẻ xong thì đan thành phên, chêm chặt, “cải” bốn xung quanh bằng nan dát rồi đem ra lò hun khói rạ cho lên màu “cánh gián” mới đạt tiêu chuẩn.
Cái nghề dân dã xuất phát từ đặc thù kinh tế “tự cung tự cấp”, sản xuất để phục vụ đời sống sinh hoạt lao động hằng ngày song cũng tự có sự “phân công” chuyên môn hóa khá cao. Thường thì đàn ông đảm nhiệm các công đoạn nặng nhọc như: pha tre, chẻ nan, uốn cạp, lên cạp, nứt mây, hun…; phụ nữ, người già, trẻ em thì đảm nhiệm khâu đan phên, đi chợ bán hàng.
“Thúng Thạch Cầu đứng đầu thiên hạ” là câu ca truyền miệng đã bao thế hệ ở thôn Thạch Cầu, xã Nam Tiến (Nam Trực). Ở đây từ đứa trẻ lên mười đến các cụ ông, cụ bà “ngoại thất thập” vẫn ngày ngày thoăn thoắt đan tre nứa giúp cho cái nghề dân dã ấy được tiếp nối lịch sử hình thành và phát triển hàng trăm năm.
Theo: namdinhtours
Xem thêm: Tin Tức Nam Định
Xem thêm: Thúng Tre Thạch Cầu
- Chuyện lùm xùm lễ hội Đền Trần và những lễ hội trong nước lên Bộ
- Nam Định: Lễ hội truyền thống hoa- cây cảnh Vị Khê
- Cô gái Nam Định nuôi cua đá như thú cưng: 2 lần thoát khỏi nồi đã thành cái duyên
- Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
- Nam Định: Đặc sắc Lễ hội Chùa Lương
- Ngắm nhà thờ bị biển nuốt chửng có 1-0-2 tại Nam Định
- Tám chuyện dao kéo: Cô gái Nam Định đánh mất nụ cười, không xin được việc vì hàm răng quá hô “đổi đời” 180 độ sau một chuyến đi Hàn
- Nam Định: Người dân vẫn ‘đùa’ với điện
- Nghi vấn bé gái trầm cảm bị lừa làm việc tại bãi tắm Quất Lâm
- Vẻ đẹp của nhà thờ Trung Lao trước khi bị cháy rụi
- Nam Trực: Mất đất, mất nhà vì cả tin
- Đi khám bệnh, người phụ nữ bị quạt trần rơi vào đầu tử vong
- Hàng vạn du khách về hội Phủ Dầy
- Ngư dân biển Thịnh Long cảm kích bộ trưởng Thăng
- Bệnh nhân chết bất thường khi cắt a-mi-đan: Vì sao phải hỗ trợ kinh phí mai táng?
- Lễ rước nước, tế cá tại hội đền Trần Nam Định 2017
- Sôi động lễ hội mừng Tết Độc lập tại Nam Định
- Cứu sáu ngư dân Nam Định gặp nạn trên biển
- Hương vị cuộc sống: Học cách làm Xôi cá rô đặc sản Thành Nam
- Công an tỉnh Nam Định bắt giữ đối tượng có 3 lệnh truy nã
- Nam Định: Hoàn thiện thể chế công tác thanh tra xây dựng
- Mẹ Hoa hậu Kỳ Duyên lên tiếng sau khi bị vợ tài xế taxi “tố” con gái văng tục