Việc sơ cứu hóc dị vật không đúng cách làm mất cơ hội vàng cứu mạng sống của trẻ, nhẹ thì khiến trẻ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng suốt đời.
Liên tiếp trẻ nguy kịch do hóc dị vật
Ths.BS Phạm Ngọc Toàn – Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) vừa cho biết, trong thời gian gần đây khoa liên tiếp tiếp nhận các trường hợp hóc dị vật, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân là do sai lầm của người lớn trong cách xử trí và sơ cứu ban đầu.
Trường hợp thương tâm nhất là một bé gái 2 tuổi, quê Nam Định. Bé gái này nhập viện cách đây 3 ngày, khi nhập viện cháu bé đã rơi vào tình trạng hôn mê, phải thở máy.
Theo chia sẻ của người nhà, trước đó bé gái ở nhà với chú, được chú cho ăn nhãn cả quả. Trong quá trình ăn, 2 cháu cháu chơi đùa, do vừa ăn vừa đùa nghịch, cháu bé cười và bị sặc. Ngay sau đó, trẻ xuất hiện biểu hiện hội chứng xâm nhập rất rõ với các biểu hiện ho sặc sụa, tím tái.
Được biết gia đình có sơ cứu và chuyển đến bệnh viện huyện, tại đây bệnh nhi được đặt nội khí quản và chuyển lên bệnh viện tỉnh, rồi được đưa tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thời điểm tiếp nhận, các bác sĩ phát hiện hạt nhãn ngay nắp thanh môn và vẫn còn nguyên cả hạt, cùi.
“Rất đáng tiếc là cách sơ cứu ban đầu không đúng cách, hạt nhãn bít đường thờ, nên khi đưa đến viện trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê. Dù bệnh nhân được xử trí cấp cứu nhưng do não thiếu oxy, bệnh nhân tổn thương não, hiện đang sống thực vật”, BS Toàn chia sẻ.

BS Toàn chia sẻ về ca hóc dị vật hạt nhãn
Sơ cứu sai cách trẻ sống cũng thành tật
Tuy nhiên, nếu xử trí không kịp thời hoặc sai cách thì khi chuyển đến viện, có thể cứu được trẻ sống nhưng sẽ bị tổn thương về lâu dài, vì não thiếu ô xy không hồi phục được.
Trong đó, các ca trẻ hóc dị vật đa phần là hóc các loại hạt như: vải, nhãn, lạc, ngô, chôm chôm…Đây đa phần là những loại hạt trơn, vì thế việc đánh giá và sơ cứu ban đầu có thể cứu sống được trẻ ngay từ gia đình.
BS Toàn hướng dẫn, khi trẻ hóc dị vật, trước hết đánh giá tình trạng trẻ, nếu trẻ tỉnh táo, có ho thì nên khuyến khích trẻ ho, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Trường hợp trẻ còn bé, đặt trẻ lên cánh tay, cho đầu chúi xuống sau đó vỗ lưng 5 lần xem dị vật có ra không, nếu không được thì lật ngược bệnh nhân lại rồi ấn tại vị trí ép ngực.
Trẻ lớn hơn có thể đặt lên ghế và làm tương tự.

Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu khi trẻ hóc dị vật
theo Trí Thức Trẻ
- Cuộc sống diêm dân trên cánh đồng muối Hải Hậu Nam Định
- Côi cút phận già, người trẻ trong cô nhi viện Văn Giáo-Nam Định
- Chiêm ngưỡng dàn siêu xe khủng biển đẹp Nam Định
- Làng cổ Bách Cốc – Vụ Bản Nam Định
- Kỳ Duyên mặc đầm xuyên thấu, khoe dáng đẹp như tượng
- Họa sĩ 9X Nam Định “đưa” tranh truyền thần vào nghệ thuật tatoo
- Về đền Trần nghe chuyện bạch xà
-
Hương thơm mắm cáy Hoành Nha – Nam Định
-
Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
-
Nam Định: Nhà thờ 130 tuổi cháy rừng rực trong đêm
-
Vị Trưởng phòng ‘say nắng’, ‘đền’ 500 triệu qua lời kể của nhân tình
-
Nam Định: Phát hiện 500 mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc
-
Vụ đòi nợ 1.000 chỉ vàng, vợ chồng thương binh tiếp tục kêu cứu
-
Nam Định: Tài xế ô tô bỏ trốn sau khi gây tai nạn chết người
-
Nam Định: 6 thuyền viên được cứu sau 2 ngày lênh đênh
-
CLIP: “Rợn người” tay không bắt 15 con rắn cạp nong ở Nam Định
-
Nam Định: Bắt quả tang 2 tàu hút cát trái phép trên biển
-
Nam Định: Xét xử 2 đối tượng dùng súng quân dụng giết người
-
Sau hơn tháng mất tích, nữ sinh 17 tuổi ở Nam Định đã được tìm thấy
-
Ẩm Thực Nam Định qua mấy vần thơ
-
Nhiệt điện mọc lên, số phận sông Ninh Cơ và vùng biển liền kề có thoát ô nhiễm?
-
Trực Ninh (Nam Định): Kêu gọi sức dân cùng chung tay bảo vệ môi trường