Ngày 24/1/2018, Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội sẽ chính thức xét xử vụ án “Tham ô tài sản” xảy ra tại Công ty cổ phần CTCP Bất động sản Điện lực Dầu khí Việt Nam (PVP Land). Phiên tòa dự kiến kéo dài đến 6/2/2018.
Các bị can bị truy tố trên cơ sở Bản án hình sự phúc thẩm ngày 15/3/2017 của Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã quyết định hủy án sơ thẩm hành vi phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Điều 281 BLHS do có dấu hiệu phạm tội “Tham ô tài sản” theo Điều 278 BLHS.
Đồng thời căn cứ Quyết định khởi tố vụ án hình sự ngày 15/3/2017 của TAND Cấp cao tại Hà Nội về hành vi “Tham ô tài sản” đối với Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng CTCP Xây lắp Dầu khí (PVC).
Có 8 bị cáo bị đưa ra xét xử lần này. Ngoài Trịnh Xuân Thanh (SN 1966 tại Hà Nội), các bị cáo còn lại gồm: Đinh Mạnh Thắng (SN 1962 tại Nam Định), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Dầu khí Sông Đà (em trai ông Đinh La Thăng, cựu Chủ tịch HĐTV); Đào Duy Phong (SN 1958 tại Thái Bình), nguyên Chủ tịch HĐQT PVPLand;
Nguyễn Ngọc Sinh (SN 1972 tại Hà Nội), nguyên TGĐ PVP Land; Thái Kiều Hương (SN 1973 tại Hà Nội), nguyên Phó TGĐ CTCP Đầu tư Việt Nam; Lê Hòa Bình (SN 1954 tại Vĩnh Phúc), nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Xây dựng và dịch vụ 1/5, CTCP Minh Ngân; Nguyễn Thị Kim Thoa (SN 1969 tại Thái Bình), nguyên Kế toán trưởng CTCP Xây dựng và Dịch vụ 1/5 và CTCP Minh Ngân; và Huỳnh Quốc Duy (SN 1972 tại TP. HCM), kinh doanh tự do.
Theo Cáo trạng số 12/CTr-VKSTC-V3 của Viện KSND Tối cao, đầu năm 2010, Lê Hòa Bình cùng Nguyễn Thị Kim Thoa thông qua môi giới của Huỳnh Nguyễn Quốc Duy thực hiện mua toàn bộ diện tích 9.584m2 đất mặt đường Phạm Hùng, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, thuộc dự án Nam Đàn Plaza của CTCP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương dưới hình thức mua toàn bộ 24 triệu cổ phần (100%) của các cổ dông sáng lập CTCP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương.
CTCP Dịch vụ Xuyên Thái Bình Dương gồm 5 cổ đông sáng lập: PVP Land (50,5%), CTCP Đầu tư Vietsan (25%), CTCP Bất động sản Bưu chính viễn thông Việt Nam (14%), Công ty TNHH Nam Hà Thành (5,5%), và ông Nguyễn Minh Quý (5%).
PVP Land được thành lập năm 2007, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, có 4 cổ đông sáng lập, trong đó có PVC do Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch, Vũ Đức Thuận làm TGĐ.
Các tài liệu điều tra cho thấy trong việc chuyển nhượng 12.120.000 cổ phần của PVP Land tại Công ty Xuyên Thái Bình Dương đã có sự móc nối, chỉ đạo, thực hiện giữa Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng, Thái Kiều Hương, Đào Duy Phong, Nguyễn Ngọc Sinh, Đặng Sỹ Hùng, Huỳnh Nguyễn Quốc Duy cùng với sự đồng tình của Lê Hòa Bình để ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với giá 34 triệu đồng/m2, thấp hơn giá trị thực (52 triệu đồng/m2).Giá trị chênh lệch của lô đất này là 87 tỷ đồng (làm tròn) là số tiền mà các bị can đã nhắm đến để chiếm đoạt và trên thực tế các bị can đã nhận, chuyển, giao cho nhau hơn 50% số tiền này.
Trong số đó, Lê Hòa Bình đã phải chi cho Trịnh Xuân Thanh, Đinh Mạnh Thắng, Đào Duy Phong, Đặng Sỹ Hùng tổng số tiền 49 tỷ đồng. Ngoài ra, Lê Hòa Bình khai đã chi cho Huỳnh Nguyễn Quốc Duy 13 tỷ đồng tiền môi giới, nhưng Duy khai chỉ nhận 11 tỷ đồng và đã sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân.
Ngày 24/1/2011, gia đình Đào Duy Phong đã nộp 10 tỷ đồng cho Cơ quan điều tra để khắc phục hậu quả. Ngày 11/1/2011, gia đình bị can Đặng Sỹ Hùng đã nộp lại cho Cơ quan điều tra 12 tỷ đồng cùng 965 triệu đồng tiền lãi; Gia đình và những người có liên quan đến Huỳnh Nguyễn Quốc Duy đã nộp tổng cộng 1,250 tỷ đồng cho Cơ quan điều tra.
Đối với số tiền 19 tỷ đồng được Thái Kiều Hương chuyển cho Đinh Mạnh Thắng và Trịnh Xuân Thanh, Hương đã yêu cầu Thắng trả lại 19 tỷ đồng và Thắng đã hoàn trả cho Hương 5 tỷ đồng và Thắng gọi điện cho Trịnh Xuân Thanh vụ việc bị phát hiện. Sau đó Trịnh Xuân Thanh đã bảo Thắng trực tiếp đến văn phòng của Thanh tại PVC để nhận lại số tiền 14 tỷ đồng và chuyển trả cho Thái Kiều Hương.
Ngày 29/6/2010, Lê Hòa Bình, đại diện Công ty Minh Ngân đã ký văn bản thỏa thuận với Công ty Vietsan về việc đưa số tiền 19 tỷ đồng mà Thái Kiều Hương nhận lại vào thanh toán hợp đồng chuyển nhượng cổ phần với Công ty Vietsan. Tài liệu xác minh tại ngân hàng Wooribank cho thấy, ngày 6/5/2010, Lê Thị Hương – Kế toán Công ty Vietsan đã nộp 14 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Vietsan tại Wooribank CN Hà Nội, còn lại 5 tỷ đồng sử dụng trả nợ Agribank, CN Hồng Hà.
Do trong quá trình điều tra, bị can Đặng Sỹ Hùng đã chết, nên Viện KSND Tối cao đã ra Quyết định đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can Hùng. Còn lại, các bị can nói trên cùng bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” theo điểm a, khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự.
Theo điểm a, khoản 4 Điều 278 Bộ luật hình sự, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Theo Ngân Giang (Infonet)
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- Bún chả Nam Định
- Đặc sắc 2 di tích từ đường dòng họ ở Giao Thủy
- Chàng hot teen 10X Nam Định nổi tiếng vì nói nhiều
- Nam Định – Một trong 34 nền văn hóa tiêu biểu của thế giới
- Giao Thủy: Nàng dâu là giám đốc chính thức lên tiếng sau bức hình rửa 50 mâm bát gây tranh cãi
- Cô gái Nam Định xấu xí “thay da đổi thịt” sau 3 tháng
- Kẹt giữa hai bánh xe tải, một cụ bà tử vong
- Thông tin mới vụ “Đánh người có tính chất côn đồ” ở Nam Trực – Nam Định
- Xét xử đối tượng mua bán ma túy tại Nam Định
- Thơ mộng bãi biển Thịnh Long – Nam Định
- Ô tô vượt ẩu va chạm với tàu hỏa ở Nam Định, 4 người gặp nạn
- Đền Trần nhộn nhịp trước giờ khai ấn
- Nam Định bắt đầu có mưa lớn, miền Bắc cảnh báo lũ quét
- Nguyên Bí thư Tỉnh đoàn Nam Định tố bị giả mạo chữ ký
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Lễ Thánh Đaminh, ngày hội của ân sủng
- Đã xác định nguyên nhân người đàn ông chết ngoài cánh đồng ở Nam Định
- Giang hồ Nam Định nổ súng truy sát ở bến xe Miền Đông
- Nhân chứng kể lại phút xe con bị container đè bẹp khiến 2 trưởng phòng trường sư phạm tử vong
- Bánh cuốn làng Kênh xưa và nay
- Triệt phá ổ nhóm trộm cắp xe máy đắt tiền liên huyện