2 bệnh nhân 416 và 418 đều đang diễn biến xấu, thậm chí bệnh nhân 418 tiên lượng rất nặng do mắc nhiều bệnh nền.
Chiều nay, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cùng Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế họp trực tuyến với nhiều bệnh viện lớn ở cả 3 miền để hội chẩn cho 2 bệnh nhân 416 và 418.
Tại điểm cầu Bệnh viện Đà Nẵng, các bác sĩ cho biết, bệnh nhân 416, nam, 57 tuổi mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm khuẩn. Bệnh nhân đã được can thiệp ECMO (tim – phổi nhân tạo) ngày thứ 4 và đang tiếp tục được lọc máu, thở máy hỗ trợ.
Hiện các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng, nguy cơ tử vong cao, khả năng vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục.

Cán bộ y tế phun khử khuẩn quanh khu vực nhà bệnh nhân 418. Ảnh: Hồ Giáp
Trong khi đó, sức khoẻ bệnh nhân 418, nam, 61 tuổi cũng đang diễn biến xấu rất nhanh, biến chưng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, tiên lượng rất nặng, đang tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục.
Tại buổi hội chẩn, các chuyên gia đánh giá, bệnh nhân 418 nặng hơn bệnh nhân 416 vì tuổi cao, mắc cùng lúc 2 bệnh nền đái tháo đường type 2 và tăng huyết áp đã nhiều năm. Bệnh nhân nhiễm toan nặng, tổn thương thận biểu hiện rõ, bạch cầu tăng, do đó xem xét can thiệp ECMO.
Các chuyên gia đề nghị tiếp tục đánh giá về khí máu, xem xét vấn đề nhiễm nấm và tập trung cân bằng điện giải, kiềm, toan…
Với bệnh nhân 416, các thành viên Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng làm rõ thông số về huyết động, cấy dịch phế quản xem xét vấn đề nấm, khuẩn tụ cầu và tìm các căn nguyên khác, đánh giá mức độc suy giảm miễn dịch của bệnh nhân để có những điều chỉnh phù hợp.
Tại buổi hội chẩn, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đề nghị các bệnh viện nâng cao tinh thần cảnh giác trong chẩn đoán bệnh nhân. Ông cũng yêu cầu Bệnh viện Đà Nẵng theo dõi bệnh nhân sát sao, tránh trường hợp chỉ định ECMO muộn.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Đà Nẵng tiếp tục thực hiện 4 tại chỗ trong phòng chống dịch Covid-19, phối hợp với chuyên gia của Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai xây dựng kế hoạch và đề xuất các nội dung trong công tác phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân.
“Bệnh viện cần xem xét phương án chuyển bớt bệnh nhân sang các bệnh viện khác được chỉ định để giãn cách bệnh nhân, giảm áp lực cho cán bộ y tế. Ngoài những nhân viên y tế đang cách ly, cần bố trí cán bộ y tế âm tính và chưa có yếu tổ nguy cơ ở một địa điểm phù hợp để luân phiên, bảo toàn sức khỏe cán bộ y tế”, ông Khuê nói.
Trường hợp bệnh viện rà soát thấy thiếu phương tiện, trang thiết bị điều trị cho bệnh nhân cần lập tức đề xuất, báo cáo Bộ Y tế để được hỗ trợ kịp thời. Đặc biệt, bệnh viện không để lây nhiễm trong bệnh viện và lây ra cộng đồng.
Qua trường hợp tại Đà Nẵng, Cục trưởng Quản lý Khám, chữa bệnh cho rằng đây là bài học cho nhiều cơ sở y tế khác. Trong thời gian tới, các bệnh viện cần thực hiện nghiêm túc bộ tiêu chí về bệnh viện an toàn trong phòng chống Covid-19, tránh lơ là, chủ quan.
“Nếu bệnh viện nào không thực hiện, lãnh đạo bệnh viện phải chịu trách nhiệm”, PGS Khuê nhấn mạnh.
Hiện tại, Bộ Y tế đã điều động 4 đội tinh nhuệ nhất chi viện cho Đà Nẵng hỗ trợ chống dịch Covid-19.
Đội thứ nhất là Đội giám sát cách ly do GS Trần Như Dương, là người từng trực tiếp tham gia dập dịch ở Sơn Lôi, Hạ Lôi…
Đội thứ hai là Đội xét nghiệm do PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phụ trách
Đội thứ ba là Đội điều trị, huy động ekip từng điều trị cho bệnh nhân 91 từ Bệnh viện Chợ Rẫy ra đều trị cho các bệnh nhân nặng của Đà Nẵng.
Đội thứ tư do GS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai phụ trách, trực tiếp hỗ trợ Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện C Đà Nẵng về vấn đề phong tỏa.
Theo báo cáo của Đà Nẵng, số người là F1, F2 tiếp xúc 3 ca mắc Covid-19 là 416, 418 và 420 tại Đà Nẵng lên tới hơn 10.000 người. Trong khi đó, số mẫu lấy xét nghiệm mới được 3000 người.
Hiện nay, số lượng cần cách ly ở Đà Nẵng rất lớn, chỉ riêng tại 2 bệnh viện gồm Bệnh viện C và Bệnh viện Đà Nẵng đã là hơn 8.000 trường hợp.
Do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, bắt đầu từ 0h đêm nay, Đà Nẵng sẽ thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt với hơn 1 triệu dân.
Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động và các hoạt động khác, cơ bản dừng các hoạt động vận chuyển hành khách công cộng trừ trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên liệu sản xuất, hàng hóa; hạn chế tối đa hoạt động của phương tiện cá nhân…
Tính đến tối 27/7, Đà Nẵng đã ghi nhận 14 trường hợp Covid-19 trong cộng đồng, trong đó có 4 nhân viên y tế của Bệnh viện Đà Nẵng.
- Thịt chó: Ngon ít sợ nhiều!
- Du lịch tâm linh Nam Định: Ngôi chùa có tượng đá xanh lớn nhất Việt Nam
- Nam Định: Lễ hội đền Din
- Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
- Nam Định tìm cách phát triển du lịch
- Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
- Học sinh THPT Lê Hồng Phong biến nóc tòa nhà thành vườn rau sạch
-
Món ngon Nam Định phải thử một lần cho biết
-
Nam Định:Gia đình bệnh nhi tử vong oán bệnh viện chậm chuyển tuyến
-
Xe khách Thanh Phong chạy trái tuyến, tùy tiện đón trả khách dọc đường
-
Nam Định: Thủ phạm vụ ‘cố ý gây thương tích’ tại xã Mỹ Xá là ai?
-
Chàng trai Nam Định tự tin trước trận chung kết Olympia
-
Phó Giám đốc Sở Giáo dục Nam Định làm Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch
-
Tạo bước đột phá để Nam Định đạt tỉnh nông thôn mới
-
Chiêm ngưỡng cột cờ 200 tuổi độc đáo đất Thành Nam
-
Mất lái, container đâm vào dải phân cách lật ngang đường
-
Dự án bệnh viện 850 tỷ bỏ hoang sau 10 năm thi công
-
Cá voi dạt vào bờ được đưa lại biển – Nam Định
-
Nam Định: Danh sách 15 ứng cử viên Đại biểu Quốc hội
-
Tài xế xích lô Nam Định bị tố trả tiền âm phủ cho khách Tây
-
Nam Định: Kinh hãi xác lợn chết nổi lềnh phềnh đầy sông, ngay trước nhà bí thư
-
Nam Định: Hoảng hốt phát hiện xác nam thanh niên bên bẫy chuột