Nữ bác sỹ tự nguyện gác lại chuyện riêng, hoãn cưới ba lần để xung phong vào khu cách ly điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Câu chuyện của nữ bác sỹ (BS) Đỗ Thị Băng Ngân, Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Phổi Quảng Ninh, là minh chứng cho nỗ lực không mệt mỏi trong cuộc chiến với dịch COVID-19 của đội ngũ y BS Việt Nam suốt hai năm qua.
Những ngày đầu năm Canh Tý, thời điểm dịch bắt đầu bùng phát, BS Ngân đã có kế hoạch tổ chức đám cưới cùng chồng (cũng đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ninh).
Tuy nhiên, trước sự xuất hiện bất ngờ của dịch bệnh, chị không một chút ngần ngại tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại tỉnh nhà.
“Đợt dịch đầu tiên, tôi vào viện từ giữa tháng 2-2020. Lúc ấy cũng không xác định thời điểm nào sẽ trở về nhà, chỉ nghĩ là cùng các đồng nghiệp đồng hành chống dịch đến khi nào các bệnh nhân khỏi bệnh mới rút quân. Khi tôi hết thời gian cách ly thì đã là tháng 5-2020” – nữ BS nhớ lại.
Sau khi đợt dịch đầu tiên được kiểm soát, còn chưa kịp lo chuyện cưới xin, đợt dịch mới tại Hải Dương (tháng 8-2020) lại ập tới. BS Ngân tiếp tục tham gia công tác chống dịch.
Lần này, tuy chị không phải cách ly nhưng chồng chưa cưới của chị quê ở Hải Dương và vì ổ dịch “Thế giới bò tươi” nên vợ chồng chị không thể tổ chức đám cưới.
Qua hai đợt sóng, ngỡ rằng họ sẽ thuận buồm xuôi gió làm lễ thành hôn thì một lần nữa dịch COVID-19 lại bùng phát. Tâm dịch lần này ở Quảng Ninh và Hải Dương, Bệnh viện Phổi nơi BS Ngân công tác trở thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19.
Gác lại chuyện riêng, nữ BS và chồng sắp cưới lại cùng nhau tiếp tục tham gia công tác chống dịch, người vòng trong người vòng ngoài.
“Đám cưới thêm một lần trì hoãn, vẫn chưa biết khi nào mới có thể tổ chức được. Nhưng vì tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp nên chuyện cá nhân của bản thân có thể gác lại sau cũng được” – nữ BS tâm sự.
Nói vui về chuyện tình hiếm có của mình, BS Ngân chia sẻ trong cái mất cũng có nhiều cái được. Đó là việc trước đây chị và chồng sắp cưới mỗi người một khoa, cứ đi làm rồi về, không có thời gian trò chuyện với nhau. Còn khi cùng nhau chống dịch, cả hai ăn ở ngay trong viện, có dịp để trò chuyện và hiểu nhau hơn.
Cũng theo lời nữ BS, vì nhiệm vụ, chị và đồng nghiệp đón Tết theo cách độc nhất vô nhị. Ban Giám đốc bệnh viện tổ chức chuyến xe cứu thương đặc biệt ngày 30 Tết chở khoảng 30 cán bộ y bác sĩ chỉ ngồi trên xe đi một vòng thành phố ngắm không khí Tết rồi quay về viện.
Vì dịch bệnh, vì bệnh nhân và vì cộng đồng, hàng ngàn nhân viên y tế trong đó có BS Ngân đã và đang không quản ngại khó khăn, dằn lòng gác lại hạnh phúc riêng của bản thân, gia đình để đứng lên tuyến đầu, đẩy lùi đại dịch.
- Ở đâu có làng nghề, ở đó có thu nhập cao
- Nam Định là điểm sáng trong việc xây dựng Chính phủ điện tử
- Điện lực nói “không chịu trách nhiệm” vụ trụ bê tông có đất
- Nam Định: Xe giường nằm 40 chỗ bốc cháy rừng rực trong đêm
- Tích súng, lựu đạn để buôn bán ma tuý
- Nam Định sẽ tổ chức bầu thêm 37 đại biểu HĐND tại 18 xã
- Nam Định: Nam thanh niên rơi từ tầng 4 xuống xuống đất nguy kịch
- Bão số 7: Cho công nhân nghỉ sớm về quê thu hoạch nông sản
- Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?
- Người đàn ông tử vong trên sông ở Nam Định: Đã xác định được nguyên nhân
- Tàu hỏa kéo lê một phụ nữ gần 200m
- Áp xe gan suýt chết vì ‘nghiện’ gỏi cá, nem chua
- Bánh dày và giò nạc gây ngộ độc tập thể ở Nam Định
- Bánh đa gấc chợ Ninh – Nam Định
- Ý Yên: Xã, thôn đua nhau bán đất