Ngày 7/5, dự kiến TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm vụ án xảy ra tại PVN và PVC liên quan Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Phiên toà dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Chủ tọa phiên phúc thẩm là ông Nguyễn Văn Sơn.
Hầu hết các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và mức bồi thường mà Bản án hình sự sơ thẩm đã tuyên. Riêng bị cáo Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) kháng cáo kêu oan.
Theo đó, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng cho rằng bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi trách nhiệm của bị cáo.
Kết quả giám định thiệt hại của vụ án chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, dẫn đến việc Hội đồng xét xử (HĐXX) đánh giá về vai trò, trách nhiệm của bị cáo chưa phù hợp, chưa công bằng, quyết định mức hình phạt quá nghiêm khắc.
Bị cáo Đinh La Thăng đề nghị Tòa án phúc thẩm xem xét lại tội danh, hình phạt và mức liên đới bồi thường trách nhiệm dân sự đối với mình.

Hai bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại cho bị cáo về cả hai tội danh nói trên và xem xét lại toàn bộ trách nhiệm hình sự, dân sự cho bị cáo.
Các bị cáo khác có đơn kháng cáo xin Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo trình tự phúc thẩm để giảm nhẹ hình phạt tù, giảm nhẹ mức bồi thường dân sự, xem xét áp dụng bổ sung các tình tiết giảm nhẹ.
Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng mức án 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là tù chung thân.
Các bị cáo khác trong vụ án chịu mức án từ ba năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 22 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo trong nhóm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” buộc phải bồi thường thiệt hại cho PVN số tiền hơn 119 tỉ đồng, trong đó bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh mỗi bị cáo bồi thường số tiền 30 tỉ đồng.
Các bị cáo phạm tội “Tham ô tài sản” phải liên đới bồi thường cho PVC số tiền hơn 11,8 tỉ đồng, trong đó Trịnh Xuân Thanh bồi thường gần 4,4 tỉ đồng…
Vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng
Tại phiên toà sơ thẩm, nhấn mạnh đây là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm, HĐXX cho rằng, hầu hết các bị cáo đều là cán bộ chủ chốt, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm.
Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ.
Về hành vi tham ô tài sản, Trịnh Xuân Thanh và nhiều bị cáo đã câu kết với nhau cũng như với doanh nghiệp bên ngoài để chiếm đoạt số tiền rất lớn.
Cơ quan tố tụng xác định trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định,
sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Hành vi của Đinh La Thăng đã phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Điều 165, khoản 3-Bộ luật Hình sự năm 1999.
Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị cáo Vũ Đức Thuận ký hợp đồng EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng số tiền trên cũng như đã quyết định sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2.
Bên cạnh đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị cáo Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân,
trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” quy định theo khoản 3 Điều 165 và khoản 4 Điều 278 Bộ luật Hình sự năm 1999./.
Nam Sơn/VOV.VN
- Hoang tàn nhà thờ đổ Nam Định bị biển xâm thực
- Cháo sườn, quẩy giòn đúng vị Thành Nam
- Đại gia “gạ” đổi 4 lô đất giá 9 tỷ lấy cây sanh cổ ôm đá đẹp hiếm có
- Cô gái trẻ thuê chồng làm đám cưới giả
- Chùa Đại Thánh Quán Đệ Tứ Nam Định
- Nam Định: Tương lai mịt mờ của ba trẻ mồ côi cha mẹ
- Ý Yên: Độc đáo pho tượng Mẫu Liễu Hạnh ở Phủ Nấp
-
Đình chỉ công tác nữ nhân viên xe bus đuổi khách xuống đường
-
Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
-
Bé 4 tuổi bị treo cổ gần cửa sổ ở Nam Định: Gia đình phủ nhận bé bị câm điếc
-
SỨC HÚT CHƯA TỪNG CÓ TỪ SỰ KIỆN RA MẮT TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI VÀ MỞ BÁN TÒA 25T NAM ĐỊNH TOWER
-
Triệt phá ổ nhóm trộm cắp xe máy đắt tiền liên huyện
-
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định bắt đối tượng tàng trữ 1.400 viên ma túy đá
-
UBND huyện Hải Hậu có “buông lỏng” quản lý?
-
Nam Định: Một mùa du lịch biển khởi sắc hứa hẹn đón hơn 150 nghìn lượt khách
-
Ý Yên Nam Định: Triệt phá đường dây đưa ma túy đá
-
Nữ trưởng phòng UBND tỉnh Nam Định mất tích đã bay sang trời Tây?
-
Đám cưới tiền tỷ rước dâu bằng máy bay của cô gái Nam Định
-
Linh thiêng Lễ khai Ấn đền Trần Nam Định 2017
-
Thơ Nam Định – Trực Ninh quê mình
-
[Tiếp] hình ảnh giáng sinh tại một số giáo xứ Nam Định
-
Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy làm Chủ tịch MTTQ tỉnh Nam Định