Sau gần 17 năm được ghép gan cô gái trẻ Nguyễn Thị Diệp lại đối mặt với nguy cơ tái ghép gan mới giữ được sự sống
Mẹ muốn tiếp nối bố hiến gan cho con, nhưng…
Gần 1 năm nay, Nguyễn Thị Diệp (SN 1995 ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), bệnh nhân ghép gan đầu tiên ở Việt Nam, liên tục nhập viện vì dấu hiệu sơ hóa toàn bộ gan. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, sinh mạng của Diệp hoàn toàn phụ thuộc vào lần tái ghép gan.
Cả cơ thể Diệp giờ nhuộm một màu vàng bủng, từ 50kg sau những đợt điều trị giờ em chỉ còn 42kg. Nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, Diệp khe khẽ nói: “Buồn quá chị ạ, em những tưởng mình khỏe rồi, đi làm được rồi, thế mà giờ lại nằm bẹp ở đây và lại chờ ghép tạng”.
Xoa nhè nhẹ lên cánh tay con tím bầm những viết lấy ven để truyền thuốc, chị phạm Thị Thoa miệng cười nhẹ nhưng giọt lệ cứ đong đầy trong mắt: “Có mỗi cô con gái mà từ bé đến lớn cứ lấy bệnh viện làm nhà. Chị muốn hiến một phần gan để ghép cho con trong lần tới nhưng…”.
Tiếp lời mẹ, Diệp chia sẻ: “Em không muốn mẹ hiến gan cho em bởi từ ngày bố hiến gan cho em đã yếu hẳn, trăm sự đều đổ lên đầu mẹ. Giờ mẹ lại hiến nữa thì gia đình em biết phải làm sao”.
Trước đó, sau ca ghép gan đầu tiên ở Việt Nam (ngày 31/1/2004) và nhiều năm sau, sức khỏe phục hồi, Diệp lại đi theo ngành dược để có thể tự chăm sóc cho bản thân và chăm lo cho mọi người. Tốt nghiệp, Học viện Quân y lại tiếp tục cưu mang khi nhận Diệp về công tác ở khoa Dược với công việc nhẹ nhàng phù hợp sức khỏe.
2 năm công tác tại bệnh viện Quân y 103 là thời gian sức khỏe của Diệp rất tốt, có lẽ cũng vì thế mà Diệp chủ quan hơn. “Ban đầu em thấy cơ thể mệt mỏi, đi ngoài nhiều nhưng không nghĩ bệnh mình trở nặng.
Chỉ đến khi bụng trướng to, không ăn uống được, lúc đó em mới tìm đến bác sĩ. Kết quả xét nghiệm men gan tăng cao, xơ gan. Được điều trị nhưng các dấu hiệu bệnh không thuyên giảm”, Diệp chia sẻ.
Mỗi ngày, để đảm bảo sức khỏe, Diệp được chỉ định truyền huyết tương, đạm 2 lọ/ngày và cách ngày truyền Abumin… “Diệp ngày càng yếu, chỉ có thể đi lại vệ sinh túc tắc trong phòng còn không thể tự mình đi ra ngoài được.
Hôm trước, bác sĩ điều trị có nói các chỉ số của Diệp rất kém, bệnh viện đã tính đến việc ghép lại gan cho Diệp, đã đưa vào danh sách chờ ghép”, chị Thoa cho hay.
Ghép gan lần 2 sẽ phức tạp nhưng cơ hội sống vẫn rộng mở
Trao đổi với PV Báo Giao thông, Đại tá, PGS. TS. Bùi Văn Mạnh, Giám đốc Trung tâm Hồi sức cấp cứu và Chống độc, bệnh viện Quân y 103 cho biết: “Gan ghép cũng có tuổi thọ, tuy nhiên chúng tôi đánh giá trường hợp của Diệp là thành công lớn khi gần 17 năm Diệp sống với gan mới của bố. Đây là trường hợp ghép gan có kết quả dài nhất ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, gan là tạng lạ của cơ thể nên khi vào cơ thể luôn luôn có xu hướng đẩy tạng ghép ra ngoài (quá trình thải ghép)”.
Nhắc đến Diệp, ông Mạnh nhận định: “Quá trình thải ghép âm thầm diễn ra nhiều năm, tuy nhiên gần đây Diệp có những đợt thải ghép mãn tính mạnh khiến chức năng gan bị ảnh hưởng, tăng men gan, ăn uống kém, mệt mỏi hơn.
Do cấu trúc giải phẫu phần gan lấy để ghép cho cháu có những biến đổi về mạch máu, về tổ chức, nên chức năng tạng của cháu đã bắt đầu vào giai đoạn xấu, cần phải tính đến chuyện ghép gan. Thời gian ghép lúc nào còn phụ thuộc vào sức khỏe của cháu”.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là nguồn tạng và kinh phí để thực hiện ca ghép gan lần 2 cho Diệp. “Cháu có 2 em trai (một đã trưởng thành) và mẹ. Nguồn gan từ huyết thống thân thuộc là tốt nhất. Nếu không có thì cơ hội vẫn còn rộng, từ người chết não hoặc người khác hiến một phần gan cho cháu”, ông Mạnh cho hay.
Theo ông Mạnh, so với ghép gan lần 1, nếu Diệp ghép gan lần 2 sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp hơn, vì cơ thể sinh ra các kháng thể để chống lại mảnh ghép và tình hình miễn dịch của bệnh nhân sẽ càng khó khăn hơn. Việc quản lý bệnh nhân sử dụng thuốc và phòng tránh các biến chứng cũng khó khăn hơn lần đầu.
“Nhưng như vậy không có nghĩa là không thực hiện được. Tôi hy vọng có đủ tài chính và nguồn gan ghép, cháu Diệp hoàn toàn có thể ghép gan”, PGS. TS. Mạnh nói.
- Ý Yên: Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với đam mê nuôi lợn
- Ghé Thăm Làng Khảm Lâu Đời La Xuyên
- Xây dựng, quảng bá sản phẩm du lịch đặc thù của Nam Định
- Bảo tàng đồng quê – Nơi lưu giữ hồn quê Bắc bộ
- Nem Nam Định thuộc 1 trong 6 món nem ngon nhất 3 miền Việt Nam
- Video toàn cảnh Hải Hậu qua Flycam (2/9/2016)
- Tặng vé xe buýt miễn phí cho bệnh nhân nghèo chạy thận
- Liều lĩnh trộm ô tô BMW ở Hà Tĩnh, mang ra Nam Định bán
- Một ngày ở làng nghề đúc tượng đồng “Hưng Đạo Đại Vương”
- Nam Trực (Nam Định): Lấp sông tưới tiêu để làm dự án
- Lão nông ‘lành như đất’ đoạt mạng hàng xóm vì mùi thối
- Nộm rau câu Giao Thủy
- Đặc sản Nam Định: Cá nướng úp chậu
- Trụ trì dính bẫy đa cấp , bán đồ của chùa tại huyện Xuân Trường
- Khốn khổ vì ô nhiễm môi trường ‘bủa vây’ thôn xóm do vận chuyển và chế biến than ‘bẩn’
- Công Viên Tượng Đài Cố Tổng Bí Thư Trường Chinh
- Nghe tin cháu gái bị điện giật chết, bà nội sốc quá tử vong theo
- Vụ con ruồi trong chai nước ngọt: Tuyên ông Minh 7 năm tù
- Đình làng Hành Thiện
- Tạo bước đột phá để Nam Định đạt tỉnh nông thôn mới
- Nem nắm Giao Thủy – Đặc trưng ẩm thực Nam Định
- Phát hiện thi thể người đàn ông chết dưới sông ..