Món cá nướng này “ăn đứt” các loại “mầm đá” của Trạng Quỳnh xa xưa, vì đó mới chỉ đi được nửa thời gian để cho ra sản phẩm.
Món cá nướng này là một đặc sản “hiếm có, khó tìm”, nếu có người thân quen, bạn nên đặt trước, nếu không sẽ chẳng bao giờ được nếm thử.
Nếu có dịp ghé qua xã Phương Đinh, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định những ngày đầu xuân, vào bất cứ gia đình nào, bên cạnh những món ăn truyền thống, bạn sẽ được chủ nhà mời một món cá nướng rất đặc biệt, ăn xong bạn còn muốn… xin về.
Đó là món cá nướng úp chậu với phần da cá vàng ươm, giòn dai như mực nướng, phần thịt chắc nịch, thơm phức. Món cá chỉ cần bảo quản trong ngăn lạnh hoặc treo gác bếp có thể để được cả tuần. Khi ăn, chỉ cần nướng qua than hoa dăm mười phút là có thể nhậu hết vài cút rượu.
Không biết món cá này xuất hiện từ bao giờ nhưng theo nhiều người dân trong xã Phương Định, cứ khoảng 25 Tết, nhà nhà lại nô nức đi đánh cá, mua cá để làm món cá nướng có một không hai này.
Loại cá để nướng thường dùng để nướng là cá trắm cỏ (từ 2 đến 5 cân), cá chép (từ 1 – 1,5 cân). Cá chép chỉ cần mổ bụng, rửa sạch, còn các loại cá to, chủ nhà thường phải cắt làm 2 hoặc 3 khúc. Sau đó, thâm ướp gia vị, hành, sả, thì lá, gừng… để ngấm khoảng 30 phút.
Tiếp đó, những chú cá tươi roi rói sẽ được “nhốt” vào một chiếc… chậu nhôm chuyên dụng, xung quanh xếp gạch và lót một lớp rơm, lá chuối bên dưới. Đến đây, rất nhiều du khách ngạc nhiên vì làm sao cá úp chậu lại có thể chín được? Câu trả lời là nhờ vào sự khéo léo, kiên trì và một “bí kíp” gia truyền trong việc nướng cá.
Khi đã kiểm tra chậu úp cá chắc chắn, đầu bếp bắt đầu trải rơm đốt xung quanh thành chậu, phía trên chậu liên tục trong 30 phút. Rồi phủ kín chậu bằng một lớp chấu dày, tiếp tục đốt rơm và chấu lẫn lộn trong vòng… 5 tiếng.
Món cá nướng này “ăn đứt” các loại “mầm đá” của Trạng Quỳnh xa xưa, vì đó mới chỉ đi được nửa thời gian để cho ra sản phẩm. Đầu bếp gạt hết lớp chấu và rơm trên chậu, nhẹ nhàng dùng kẹp tre mở chậu để lật cá. Bây giờ, một mặt cá đã chín vàng, khô, mùi thơm ngào ngạt. Cẩn thật lật mặt sau của cá, đầu bếp lại tiếp tục “chiến đấu” với rơm, chấu thêm khoảng 5 tiếng nữa thì món cá nướng úp chậu mới hoàn thành.
Điều quan trọng nhất, theo anh Đức – người đã làm món cá nướng này 5 năm chia sẻ là phải kiên trì và biết “điều lửa” để sao cá chín nhờ nhiệt hấp thụ qua chậu chứ không được để lửa bén vào bên trong, cá sẽ bị chín cháy, hoặc bị chảy nước.
Món cá này giờ trở thành đặc sản của người xã Phương Định, là một món ăn mời khách và món quà biếu dân dã nhưng cũng rất lạ và độc đáo. Nếu có dịp du xuân trên miền đất của các vị vua Trần dịp đầu xuân, bạn nhớ ghé qua đây (cách thành phố Nam Định khoảng 30 km) để thưởng thức món cá đặc biệt này.
- Xuân Trường: Gặp lại người làm kèn khổng lồ đạt Guinness
- Hotgirl Nam Định béo ú bất ngờ hóa ‘thiên nga’ có thân hình nóng bỏng
- Nam Định: Nghề Biển Hải Lý
- Quê Hương Nam Định Từ Trên Cao
- Lễ hội bơi trải truyền thống của làng Đỗ Xá – Điền Xá – Nam Trực – Nam Định
- Ngày xuân trò chuyện cùng “Kỹ sư nông dân tại Nam Định”
- Nam Định: Con dâu mất việc mẹ chồng khinh ra mặt
- Nam Định: Cận cảnh cầu vừa được đổ bê tông bất ngờ đổ sập
- Thành phố Nam Định phấn đấu trở thành trung tâm công nghiệp vùng Nam đồng bằng sông Hồng
- Sân vận động Thiên Trường Nam Định (Sân Chùa Cuối )
- Trên đường đi học, nam sinh bị chó dữ tấn công phải khâu hơn 20 mũi ở mặt
- Cách làm phở bò Nam Định thơm ngon, hấp dẫn nhất tại nhà
- Phở Nam Định giữa lòng Hà Nội
- Nam Định: Nghề Biển Hải Lý
- Hoa hậu Kỳ Duyên cùng Hồ Quang Hiếu, Phan Anh tiết lộ dự định Tết 2016
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- 9X Nam Định chết vì điện giật dưới ruộng: Người không vết cháy, dính bùn?
- Nam Thành cảnh trí 40 phố phường
- Tin mới nhất về cơn bão số 1 tối 27/7
- Đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa lễ hội
- Nam Định: Các công trình thủy lợi sẵn sàng lấy nước đổ ải
- Điều tra người tung tin đồn ‘Thảm sát tại Nam Định, 8 người thiệt mạng’