Hải Hậu – miền đất nằm ở hạ lưu sông Hồng với nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh nhãn, bánh chưng bà Thìn, kẹo lạc… Thế nhưng, thứ gắn bó với thương hiệu Hải Hậu, đi đâu cũng được mọi người nhớ tới chắc hẳn phải là gạo tám xoan.
Có lẽ, do đặc điểm thổ nhưỡng của vùng miền, những cánh đồng lúa mênh mông được hai bờ sông Ninh Cơ bồi đắp quanh năm đã sản sinh ra loại gạo tám xoan đặc biệt với mùi vị không lẫn được vào đâu và không nơi nào có thể trồng được giống gạo này. Gạo Tám xoan Hải Hậu là sản phẩm được sản xuất và chế biến từ giống lúa Tám xoan.
Đây là giống lúa cổ truyền, được chọn lọc từ người dân và đã được phục tráng theo quy trình kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Gạo Tám xoan Hải Hậu là loại gạo đặc sản nổi tiếng có các đặc điểm đặc thù là hạt gạo hơi dài, thon nhỏ và vẹo một đầu; hạt có màu trong xanh; mùi thơm dịu, tự nhiên và đặc trưng; không bị bạc bụng và khi nấu thành cơm sẽ có mùi hương đặc trưng, hạt cơm dẻo, dai, ăn vào không có cảm giác bị đầy bụng.

Gạo tám Xoan Hải Hậu
Đến tháng 5.2007 hạt gạo tám xoan Hải Hậu chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp giấy chứng nhận thương hiệu chỉ dẫn địa lý: “Gạo tám xoan Hải Hậu”, thương hiệu cao nhất về hàng nông sản, niềm vui như vỡ òa đã đến với người dân Hải Hậu.
Hiện nay, diện tích trồng lúa Tám xoan (lúa cao cây) chỉ còn được trồng trên địa bàn xã Hải Đường, huyện Hải Hậu với diện tích khoảng 50ha, gạo Tám xoan là giống đặc sản nhưng có năng suất thấp trung bình khoảng 2 tấn/ha với tổng sản lượng khoảng 200 tấn/năm và đã được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.
Lúa tám xoan Hải Hậu được cấy vào khoảng từ ngày 10-15 tháng 7, với tập quán bón phân hữu cơ liều lượng cao, thu hoạch khi lúa đã chín tối đa 85% vào tháng 11 dương lịch đã góp phần tạo ra hương thơm và độ dẻo của hạt gạo.
Để lúa tám xoan đạt chất lượng, trước tiên phải có giống lúa tốt, lúa phải được cấy ở nơi có đất pha cát, mưa không úng, nắng không hạn, lúa tám xoan Hải Hậu được cấy vào khoảng từ ngày 10-15 tháng 7 với tập quán bón phân hữu cơ liều lượng cao, thu hoạch khi lúa đã chín tối đa 80-85% vào tháng 11 dương lịch là tốt nhất (chính vì vậy nó có tên là tám, còn xoan là hạt có hình đẹp, sáng như khuôn mặt trái xoan).
Khâu phơi rất quan trọng, tuyệt đối không được phơi mỏng, nắng gắt, mỗi mẻ phơi 3 – 4 nắng là tốt nhất. Phơi mỏng, nắng gắt hạt gạo sẽ khô, đục và giảm đi mùi thơm, vị ngọt của hạt cơm.
Gạo Tám xoan Hải Hậu là một đặc sản truyền thống nổi tiếng, được sản xuất trong một khu vực địa lý của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Từ thời phong kiến, gạo Tám xoan Hải Hậu đã được dùng để cung tiến triều đình, nổi tiếng là gạo tiến vua. Ngày nay, gạo Tám xoan Hải Hậu vẫn duy trì được danh tiếng và được người tiêu dùng ưa chuộng.
Theo Thu Trang (TTXTTMNN)
- Tổng quan du lịch Nam Định
- Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
- Nhà thờ Giáo xứ Ngưỡng Nhân – Giao Thủy Nam Định
- Nhọc nhằn nữ tài xế xe ôm Nam Định
- Con Móng Tay – Đặc Sản vùng biển Nam Định
- Người đẹp diễn viên tài năng Vũ Thị Vân Anh rạng rỡ đêm chung kết Miss Model Photo 2018
- Nhà thờ Giáo xứ Liên Thượng – Xuân Trường Nam Định
-
Thanh niên Nam Định ngồi quán nước dùng súng cao su bắn các xe lưu thông
-
Nam Định: Dính phốt khoe “của quý”, một đối tác đã hủy hợp đồng với “chủ nhân” trạm BOT Mỹ Lộc
-
Bánh nhãn Hải Hậu – Hương vị ngọt ngào
-
Phát hiện thiết bị lạ có nhãn “made in China” giấu trong mũ trẻ em
-
Nam Định: Tòa nhà cao ngất ngưởng bỏ hoang giữa lòng thành phố
-
Nam Định: Xây dựng lực lượng biên phòng, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh
-
Nam Định thiệt hại nặng do bão số 1, một cảnh sát bị thương
-
Tất tần tật bí kíp cầm 200 nghìn, tự tin “oanh tạc” ẩm thực Nam Định trong vòng một ngày
-
Chạy sai luồng tuyến, tàu hàng mắc kẹt dưới cầu Đò Quan
-
Thí sinh Nam Định điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia
-
Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng – Nam Định): Chủ động phòng chống bão lũ
-
Biển Thịnh Long Nam Định
-
Nước mắm Giao Châu
-
Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
-
Nghẹt thở phút ôm con nhỏ đối mặt 6 đối tượng cầm hung khí “nóng” ở Nam Định