Giá đào thế cổ dao động từ 6-10 triệu đồng/cây. Còn quất thì ngay tại ruộng, mỗi cây đều được chủ nhân ra giá thấp nhất cũng là 2 triệu đồng…

Những cây đào dáng cổ thụ như thế này được bán với giá cả chục triệu đồng.
Mất mùa, được giá
Có mặt tại những cánh đồng đào, quất nằm ven con đường nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21, thuộc địa bàn các xã Nam Phong (TP Nam Định); Nam Mỹ, Nam Toàn (huyện Nam Trực) vào các ngày 20, 21 tháng Chạp, chúng tôi cảm nhận rõ sự hối hả của nông dân nơi đây, khi hộ nào cũng huy động hết nhân lực ra đồng. Người đón, giao dịch với khách, người đánh vồng, chằng buộc, vận chuyển đào, quất…
Hai bên con đường nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21 xe ô tô đến “ăn hàng” nối thành một vệt dài, đủ loại, từ những chiếc xe tải cỡ lớn của thương lái đến xe ô tô của những cá nhân qua đây, tranh thủ dừng lại để chủ nhân “làm một cây”…
Trò chuyện với chúng tôi bên ruộng đào đang thi nhau khoe sắc, dáng, vợ chồng ông Đào Ngọc Hòa (xóm 4, xã Nam Mỹ) cho hay: vụ này gia đình ông bà trồng bốn sào đào non (đào trồng đầu năm cuối năm bán), gồm hai sào ở chân ruộng cao (phía đông đường Tân Phong), 2 sào ở chân ruộng thấp (phía tây đường) Hồi tháng 10, mưa lụt đã làm hai sào đào ở chân thấp chết vãn, chỉ còn lại hai sào ở chân cao.

Tết này, đào được giá nên nông dân trồng đào ở Nam Định rất phấn khởi.
Cách ruộng của bà Hòa không xa, vợ chồng ông Trung cũng đang tất bật với những công việc của người trồng đào ngày cận tết: đánh vồng, cắt tỉa, chằng buộc.
Khác với nhà ông bà Hòa, nhà ông Trung không đầu tư làm đào non mà đầu tư làm đào già (3-4 năm tuổi, dáng điệu gầm gì, cầu kỳ hơn). Thời gian trồng, chăm sóc, tạo dáng lâu hơn nhưng bù lại giá bán cao hơn nhiều lần đào non. Có mặt tại đây, chúng tôi chứng kiến cuộc mua bán diễn ra rất nhanh giữa chủ ruộng và một thanh niên trẻ tên Linh, đến từ xã Yên Tiến (Ý Yên). Theo đó, chỉ vào một cây bích đào chừng 4 năm tuổi, anh Linh hỏi giá? Ông Trung “phát” 1,6 triệu đồng. Anh Linh chìa bàn tay, trả 1,2 triệu! Ngay lập tức chủ ruộng chìa bàn tay đập úp xuống bàn tay anh Linh. Cuộc thương thảo thành công! Việc đánh vồng, chằng buộc sau đó được vợ chồng ông Trung hoàn thiện rất nhanh sau vài thao tác thuần thục.
Chằng buộc cây đào lên xe ô tô xong cho anh Linh, ông Trung nhắn nhủ khách: “Chơi xong, qua Tết, chú cứ mang lại đây để anh trồng, chăm sóc giúp. Tết năm sau chú quay lại, anh chỉ xin thêm chú 500.000 đồng. Đổi lại chú sẽ có cây đào già hơn 1 tuổi…”. Sau lời gợi ý, người bán, người mua trao đổi số điện thoại…

Tranh thủ, hối hả mang “mùa xuân” đến mọi nhà.
Đắt như đào cổ thụ
Những ngày này, anh Điệp, nông dân xã Nam Mỹ gần như ăn ngủ tại chiếc lều dựng ngay tại ruộng đào của gia đình (nằm ngay ven đường nối cầu Tân Phong với Quốc lộ 21). Không đầu tư cho đào non, cũng không quan tâm mấy đến đào già, vụ đào này anh Điệp cũng như nhiều hộ khác ở xã Nam Mỹ lại tìm “vận may” với những gốc đào cổ thụ.
Có mặt tại ruộng đào của gia đình anh Điệp chúng tôi đếm sơ sơ cũng được mấy chục gốc đào loại này. Chúng được trồng trên những vồng đất cao, rộng đến vài m2, thân cây nào cây ấy to như những chiếc cột nhà, cây la đà, cây uốn éo. Từ thân cây vươn lên những cành đào nhỏ có đủ cả lá hoa, nụ, nhìn rất gầm gì, cổ quái…
Hỏi chuyện anh Điệp cho biết, những gốc đào cổ thụ này được anh mua về từ mãi trên Sơn La. Sau đó, bằng kỹ thuật của người trồng đào chuyên nghiệp, hiểu cây đào từ “chân tơ, đến kẽ tóc”, anh mày mò lựa thế, lựa dáng cấy, ghép các cành, nhánh của giống đào địa phương vào thân cây, tạo ra những cây đào cổ thụ theo ý muốn.

Cây đào gầm ghì này được vị khách trong ảnh thuê lại của anh Điệp với giá 3,3 triệu đồng để chơi Tết.
Trong hai ngày 20, 21 tháng Chạp, anh Điệp đã bán thành công 5-6 cây, giá dao động từ 6-10 triệu đồng/cây. Không chỉ bán, đáp ứng nhu cầu của khách, anh Điệp còn cho khách thuê đào chơi Tết.
Vào sáng ngày 21 tháng Chạp, chúng tôi chứng kiến, sau một hồi thỏa thuận, một vị khách đến từ huyện Vụ Bản (Nam Định) đã đồng ý thuê một cây đào cổ của anh Điệp với giá 3,3 triệu đồng, thời gian thuê từ chiều ngày 21 tháng Chạp (năm Dậu) đến ngày 16 tháng Giêng (năm Tuất)…
Ghé xuống những cánh đồng quất ở xã Nam Phong (liền kề xã Nam Mỹ), chúng tôi cũng mãn nhãn trước vẻ đẹp của vựa quất khi Xuân đang về.
Tìm hiểu chúng tôi được biết, những năm gần đây, nông dân Nam Phong đầu tư trồng, cung cấp ra thị trường các loại quất to đẹp, giá cao. Như năm nay, hỏi giá ngay tại ruộng, mỗi cây quất đều được chủ nhân “hét” thấp nhất là 2 triệu đồng…
Duy Hưng( đại đoàn kết)
- Xôn xao đại gia chi 5 tỷ mua cây sanh nguồn gốc Nam Định nổi tiếng bậc nhất Việt Nam
- Chùa Cổ Lễ (Nam Định) – Điểm đến tâm linh đầu năm của người Việt
- Gần 1.000 bạn trẻ hát tập thể tưởng nhớ ca sĩ Trần Lập
- Tìm hiểu làng nghề chạm khắc gỗ La Xuyên Nam Định
- Kỳ Duyên tiết lộ về hành trình ‘vượt qua những ngày đen tối trong cuộc đời’
- Chàng trai Nam Định làm giàu từ muối
- Nam Định: Hồn quê trong hương vị bánh rang Cát Thành
-
Ô tô đâm dồn toa trên cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ
-
Xứng danh quê hương Tổng Bí thư Trường Chinh
-
Điều gì đã làm nên sản phẩn gạo Tám xoan Hải Hậu thượng hạng
-
Nhà thờ Giáo xứ Cát Xuyên – Xuân Trường Nam Định
-
Ẩm thực mẹt quán giữa lòng Thành Nam
-
Mùa tôm thuyền trứng
-
Nước mắm Giao Châu
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi ở 3 miền sẽ ra sao?
-
Ngân sách nhà nước thất thu 4.000 tỷ tại những dự án của Nam Cường ở Nam Định?
-
Nam Định: Gần 60 công nhân phải nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm
-
Tuyệt đẹp với cung phượt nhà thờ đổ tại Nam Định
-
Sát hại bạn gái vì nghi ngờ ngoại tình
-
Phía sau lời từ chối của “tỷ phú điền kinh”
-
Thực hư việc xuất hiện biển số 000.00 tại Nam Định
-
Trực Ninh: Bi kịch người phụ nữ ‘tố’ bị em ruột bạo hành, phải sống ở chợ