Khi mùa hè đã trở nên rực rỡ với những chói chang của nắng, người ta thường tìm cho mình những thức quà trong phút chốc của khoảng thời gian rảnh rỗi cho vui mồm vui miệng, thoả thói ăn quà vặt rất Á châu, cũng là để giải nhiệt.
Đậu hoa là một trong những thức quà Việt dành tặng thực khách điều đó.
“Đậu hoa” là tên gọi của người Nam Định mình dành cho món tào phớ trên khắp đất nước. Gọi như vậy gần với bản chất của nó nhất, mà cũng ý nghĩa hơn cả. Đậu hoa (hay còn gọi là phớ, tào phở, tàu hủ, đậu hủ nước đường) được làm từ đậu tương. Trong cách chế biến ra thực phẩm từ loại hạt này, loại đầu tiên, lấy cả nước, cái, bã, người ta làm được đậu phụ. Loại thứ 2, lọc lấy nước, bỏ bã đi, người ta làm được nước đậu. Và đậu hoa là làm từ nước đậu chưng lên, thêm 1 số “gia vị đặc biệt” tuỳ bí quyết của từng người khiến nó đông lại (lá dứa, nước cốt chanh, đường,…). Vậy nó chẳng phải như là thứ tinh nhất, ngon nhất làm từ đậu sao?

Ảnh minh họa món đậu hoa
Đậu hoa có màu trắng ngà, nhẹ, mịn. Thùng đựng đậu hoa thường được làm bằng gỗ ghép đóng đai. Đậu hoa đựng trong thùng còn nóng hàng giờ. Người bán hớt từng lát đậu hoa vào bát bằng một miếng tôn nhỏ, đồ dùng để hớt xưa thường gặp là một mảnh vỏ trai to, sáng và óng ánh lớp xà cừ, lẹ làng và khéo léo. Thực khách được chan ngập bát đậu hoa bằng nước đường pha vừa miệng, ướp hoa nhài tươi. Ta ăn có thể húp một hơi, cũng có thể dùng thìa dầm nhẹ đậu hoa ra rồi xúc ăn. Mùa hè, có thể thêm đá vụn vào bát ăn cho mát. Sau loại thùng gỗ, đồ đựng đậu hoa cũng được thay thế bằng kim loại, tuy nhiên nó vẫn được ưa thích.
Từng thìa đậu hoa khi đưa vào miệng, ta sẽ cảm nhận được vị thanh thanh, man mát. Lại bùi bùi, lại ngọt ngọt. Đó là thức quà rất dân dã, nhưng cũng vô cùng đậm đà.

Đậu hoa nam định
Không đâu như đất Thành Nam, người ta hiện đại lắm, nhưng thức quà ấy vẫn được ưa chuộng. Nó thậm chí không chỉ là món quà vặt, mà sáng ra, người già, người trẻ vẫn thường ăn sáng bằng đậu hoa cùng bánh ngọt. Phổ biến bây giờ là thứ bánh được gọi là “bánh đùi gà” hoặc sang hơn là bánh xu kem hay xíu báo nóng.
Ở Tp. Nam Định, những gánh đậu hoa bán rong đã không còn nhiều, nhưng mọc lên nhiều những quán nhỏ giản đơn, thân thiện với thực khách. Hầu hết các quán nằm trên vỉa hè những đường nhỏ, phỏ nhỏ, rất sạch sẽ, gọn gàng.
Người biết ăn chắc sẽ nghĩ đến hàng của cặp vợ chồng trung niên ở đầu ngã tư Cửa Đông thường bán buổi sáng. Tuy nhiên, đó là nơi bán nước đậu ngậy nhất, ngon nhất, còn đậu hoa thì chưa phải là tuyệt vời.
Dân sành ăn thường sẽ nhắc đến món đậu hoa – nước đường đặc trưng này ở 1 quán nhỏ trên đường Minh Khai. Cái con đường nối phố Hàng Song, Hàng Sắt xưa kia có tiếng thơ trầm thiết trong căn nhà của cụ Tú Xương, gắn với góc chợ Diên Hồng khá tấp nập nhưng không vì thế mà mất đi nhịp sống êm ả, thân thiết. Quán không có biển hiệu lớn, cũng chỉ vừa chỗ cho khoảng dăm chục khách. Mọi người thường quen gọi nó bằng cái tên cô chủ – quán cô Yến.
Cô chưa già, bán hàng từ 15 năm nay với những món chè truyền thống. Khi vô số những hàng chè hiện đại mọc lên đủ loại, quán của cô vẫn bám trụ với những loại chè “chất phác” của người Việt: chè đỗ đen, chè đỗ xanh, chè sen, chè củ súng và đặc biệt là món đậu hoa. Khách quen ở đây từ khi còn là học trò cấp III, giờ đã đưa cả trẻ con nhà mình đến ăn hàng ngày.
Ở nơi đây, thực khách sẽ cảm nhận không khí thân thiện, trìu mến của người với người. Cái ấm áp, bình yên của quê hương khi đi xa về. Sẽ cảm nhận được cả cuộc sống với nghĩa giản đơn của nó: tiếng nói cười vô tư trong trẻo của áo trắng học trò, câu chuyện hàng ngày của các bà, các mẹ, và những vui vẻ, yêu thương của anh, của bố mua quà cho người yêu, cho vợ, cho mẹ,…
Hình như tôi đã sa vào viết hơi nhiều về quán chè mình quý mến ấy. Nhưng chắc rằng sẽ không nhiều người trách tôi điều này. Vì một lẽ, những món ăn thân thuộc, ý nghĩa luôn gắn liền với không khí nơi mang đến nó với tâm hồn con người!
Hãy cho tâm hồn ẩm thực luôn được thanh mát bởi thức quà quê hương bạn nhé!
- Mua hòn đá vệ đường 50 ngàn, người đàn ông Nam Định được báu vật 5 tỷ
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Điểm qua các quán cafe, trà sữa checkin tuyệt đẹp tại Nam Định
- Người đầu tiên ở Nam Định nuôi lợn sạch bằng thảo dược quy mô lớn
- Dấu ấn văn hóa thời Trần ở Nam Định
- Nam Định: Từ chối tình cảm trai làng, cô gái trẻ bị sát hại trước ngày cưới
- Người đàn ông kỳ dị: Câu cá toàn dính xác chết và cuộc rình mò người ném hài nhi xuống sông
-
Tạm ngừng cung cấp suất ăn của công ty trong vụ 50 công nhân ngộ độc
-
Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng
-
Xây dựng Khu trung tâm lễ hội thuộc Khu di tích lịch sử – văn hóa thời Trần
-
Hung thủ ra đâm em ruột tử vong ở Nam Định hay uống rượu, chửi bới vợ con
-
Chùm ảnh: Người dân Nam Định “khát điện” sau bão số 1
-
Bánh Gối Nam Định
-
Ô nhiễm môi trường từ các điểm tập kết than trái phép tại Nam Định
-
Đặc sản Nam Định trong thơ ca
-
Nam Định: Nữ sinh lớp 6 mất tích bí ẩn sau khi đi học
-
Nam Định nỗ lực nâng cấp đê xung yếu
-
Chung quanh vụ việc bệnh nhân tử vong do cắt a-mi-đan tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
-
Mãn nhãn với hang đá rực rỡ trong đêm tại Nam Định
-
Nhóm lừa đảo tinh vi ở Nam Định gây xôn xao mạng
-
Những ‘thánh đường’ tỏa khói ở Nam Định
-
Làng nghề hoa lụa Báo Đáp