Từ một quán bún ốc nhỏ ở vỉa hè Hà Nội, chị Hải Yến (44 tuổi) đã tích cóp toàn bộ tiền lãi để mua đất. Đến nay, ngoài căn nhà 4 tầng khang trang có diện tích khoảng 30m2 ở Hoàng Mai, chị còn sở hữu thêm 2 mảnh đất ruộng cả trăm m2 ở Hưng Yên và một mảnh ở Hoài Đức (Hà Nội).
Chị Hải Yến (sinh năm 1978) quê gốc ở Nam Định, lên Hà Nội làm thuê từ năm 2000. Thời điểm đó, chị làm công nhân cho một công ty may tư nhân gần bến xe Giáp Bát. Đến năm 2003, chị lấy chồng cùng quê sau đó nghỉ làm, 2 vợ chồng dồn hết tiền của mở một quán bún nhỏ bán tại vỉa hè ở Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội).
Khi đó, 2 vợ chồng chị Yến thuê một căn nhà giá rẻ, rộng 20m2 ở Định Công. Quán mở ra khá đông khách, chị chỉ bán 5.000 đồng/bát bún cá, trừ hết chi phí mỗi ngày lãi khoảng 200.000 đồng. Đến khi giá tăng lên 25.000 đồng – 30.000 đồng một bát thì có ngày kiếm được hơn 2 triệu.

Nhờ kinh doanh vỉa hè thuận lợi, ngày cao điểm thu nhập tới 2 – 3 triệu/ngày, chị Yến tích lũy mua được 4 mảnh đất tổng giá trị lên tới 10 tỷ đồng. (ảnh minh họa)
Những năm 2000 khu vực Định Công vẫn còn hoang sơ, đất khi ấy giá rẻ chỉ vài triệu đồng 1m2. Hai vợ chồng dồn hết tiền tiết kiệm sau khi bán bún được hơn 100 triệu đồng, vay mượn thêm bạn bè, họ hàng để mua mảnh đất lấy chỗ ở rộng khoảng 30m2 trị giá 200 triệu đồng.
“Khi ấy khu này vẫn còn thưa dân lắm, đường vào vẫn là đường đất . Ai cũng bảo tôi mua làm gì, nói khu đó không có tiềm năng, đợi có thêm tiền thì mua vào trung tâm. Nhưng tôi nghĩ chờ tiết kiệm tiếp thì biết bao giờ mới đủ, hơn nữa ở Hà Nội đông người kiểu gì cũng phát triển nên cố vay mượn họ hàng để mua”, chị Yến chia sẻ.
Mảnh đất chị Yến mua khi đó đã có sẵn căn nhà cấp 4, để tiết kiệm chi phí, hai vợ chồng chỉ quét vôi ve, sửa sang cơ bản rồi ở tạm. Hàng ngày, thu nhập chính của gia đình để chi trả cho mọi chi phí sinh hoạt, trả nợ hàng tháng và tích lũy đều đến từ việc bán bún ốc, ngoài ra, chồng chị Yến khi rảnh rỗi cũng chạy xe ôm, chở hàng thuê.
Mỗi tháng, sau khi trừ hết chi phí, thu nhập của hai vợ chồng khoảng 30 triệu. Chị Yến chia thành các khoản nhỏ, gồm phí sinh hoạt, tiền trả nợ, tiền đóng học cho con, phần còn lại dồn hết vào mua vàng để tiết kiệm.
Hồi đó, vàng chỉ 500.000 đồng đến 700.000 đồng một chỉ. Có tháng chị mua 3 chỉ, có tháng mua 5 chỉ. Đến khi vàng tăng giá, chị bán ra lãi cả trăm triệu đồng. Tiền lãi từ bán vàng, chị Yến tiếp tục chuyển hướng đầu tư vào bất động sản. Do không đủ tiền mua đất tại nội đô, vùng ven và nông thôn là nơi chị lựa chọn để “xuống tiền”.
“Hàng ngày khách tới ăn bún, tôi hỏi họ về đất tại khu họ sống và quê của họ. Từ những câu chuyện vu vơ tôi biết được giá đất ở nhiều nơi, đất ở đâu có tiềm năng và giá đất ở đâu đang “sốt” để tính mua”, chị Yến chia sẻ.

Không có tiền để đầu tư đất ở gần trung tâm Hà Nội, chị Yến chọn mua đất ở các khu vực vùng ven. (Ảnh minh họa)
Năm 2007, hai vợ chồng tiết kiệm được khoảng 60 lượng vàng, chị mang bán hết được gần 800 triệu đồng và mua được hơn 100 m2 đất ở Vĩnh Giang (Vĩnh Ngọc, Đông Anh, Hà Nội), tại thời điểm mua, đất ở đây có giá khoảng 8 triệu đồng/ m2.
Đến năm 2009 khi cầu Nhật Tân được xây dựng, khiến giá đất ở Đông Anh lập tức “sốt” cao, tăng đến 3 – 4 lần. Mảnh đất của chị bán được 20 triệu/ m2, khoảng 2,4 tỷ đồng.
Số tiền lãi từ bán đất, chị Yến dành 1 nửa để xây dựng căn nhà 4 tầng tại Định Công. Nửa còn lại chị dành mua một mảnh đất tại Hoài Đức. Năm 2015 tiết kiệm được 500 triệu đồng, chị Yến lại vay thêm bạn bè, người thân mua được 2 lô đất tại Hưng Yên, mỗi lô có giá 450 triệu đồng.
“Hai vợ chồng công việc không ổn định nên cần giữ tiền phòng thân, tính đi, tính lại chỉ có đầu tư đất là an toàn nhất. Vì vậy, thay vì gửi ngân hàng tôi đầu tư đất để phòng thân. Đến năm ngoái hai vợ chồng mới trả hết nợ”, chị Yến kể.
Thời điểm hiện tại, chị Yến nhẩm tính theo giá trị trường mảnh đất chị đang ở có giá không dưới 3 tỷ đồng, mảnh đất ở Hoài Đức cũng được trả giá 2 tỷ đồng còn 2 lô đất tại Hưng Yên giá cũng tăng gấp đôi so với thời điểm chị xuống tiền.
“Tôi không hiểu nhiều về bất động sản, chủ yếu là mua đất để phòng thân nên tôi “không đầu tư theo cơn sốt” hay trào lưu. Nếu mua đất ở đâu tôi sẽ dành thời gian tìm hiểu và hỏi nhà dân xung quanh rồi mới xuống tiền mua”, chị Yến cho biết.
*Tên nhân vật đã được thay đổi theo yêu cầu
- Cảnh Sắc Trên Miền Đất Muối Hải Hậu
- Chàng thủ khoa khối A1 trường danh tiếng nhất Thành Nam
- Xôn xao thương vụ mua bán “siêu cây” 8 tỷ, độc nhất Việt Nam có nguồn gốc Nam Định
- Điều cay đắng tại vườn cây 2.000 tỷ đồng của Trầm Bê
- Cuộc sống cần lao của ngư dân trên cửa biển Ba Lạt
- Chợ hoa đêm ở Thành Nam
- Làng nghề truyền thống đẹp như thơ, như họa tại Nam Định
-
2 trẻ tử vong sau tiêm và uống vaccine ở Nam Định
-
Nam Định sẽ tổ chức bầu thêm 37 đại biểu HĐND tại 18 xã
-
Kẹo Dồi Nam Định – Ngọt ngào hương vị tuổi thơ
-
Chuyển đổi sinh kế, góp phần bảo vệ Vườn quốc gia Xuân Thủy
-
Miền Bắc trở mưa rét, nhiệt độ giảm sâu có nơi 10 độ
-
Di tích lịch sử Đình Hưng Lộc xã Nghĩa Thịnh huyện Nghĩa Hưng
-
Bắt Trường “con” Nam Định và người tình về hành vi mua bán ma túy
-
Hot: Gian lận để trốn tránh nghĩa vụ quân sự sẽ bị phạt đến 6 tháng tù
-
Tai nạn tàu hỏa tại Nam Định, một công nhân đường sắt tử vong
-
Container bị trơn trượt mất lái, lật chắn ngang quốc lộ
-
Cứu 6 thuyền viên Nam Định gặp nạn do ảnh hưởng của siêu bão Kammuri
-
Độc Đáo Nghệ Thuật Và Trò Chơi Dân Gian Thời Trần
-
Bão số 3 giật cấp 10-11 đang hướng vào đất liền
-
Sự thật về cái chết của người đàn ông sau khi cãi nhau với anh trai
-
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp đại biểu người có công tỉnh Nam Định