Bàn về đề xuất loại tác phẩm “Chí Phèo” khỏi chương trình sách giáo khoa, giáo viên Trịnh Quỳnh (THPT Lương Thế Vinh, Nam Định) cho rằng: Dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của quá khứ đã là một sự không phù hợp.

Hình ảnh Chí Phèo trong phim “Lãng Vũ Đại ngày ấy”
Dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã là một sự không phù hợp. Sử dụng điểm nhìn xã hội học khi khám phá một tác phẩm đã làm mất đi tính nhân văn của nó. Khi đó chỉ toàn thấy “giai cấp” “bóc lột” “sự phản kháng”… để lúc nào cũng thấy “người bị hại” “hành vi trái pháp luật” “lên án và cách ly” như thể muốn bỏ tù bất cứ nhân vật nào.
Còn có những điểm nhìn từ chiều sâu văn hóa, chiều sâu con người để thấy đằng sau những sự thật khách quan lạnh lùng là muôn vàn nỗi buồn thương, chua xót dành cho một kiếp người.
Trong “Chí Phèo” có đại diện cho phần thiện và ác trong mỗi người. Chí Phèo là một hiện tượng có tính quy luật: Người nông dân bị đè nén tới cùng cực nhiều khi sẽ chống trả bằng con đường tha hóa, lưu manh nhưng đó lại là sự vùng lên cô độc, mù quáng. Tính cách điển hình ở đây được coi là sự thống nhất cao độ giữa tính chung và nét riêng, giữa tính khái quát và nét cá thể.
Cái riêng của nhân vật điển hình là nhân vật bộc lộ cá tính độc đáo. Còn cái chung làm cho nhân vật “thực sự là đại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất định, do đó tiêu biểu nhất định cho thời đại của họ”.
Ở khía cạnh khác, Chí Phèo lại đại diện cho ý thức cá nhân của mỗi con người trong hành trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Ngay cả trong vỏ bọc là một con quỷ dữ, bị xã hội vứt bỏ, Chí vẫn âm thầm nuôi dưỡng ý thức về sự tồn tại có ý nghĩa và khát vọng sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, khát khao sự hòa hợp giữa con người cá nhân và con người xã hội. Điều đó cũng là lý do mà đến nay những tác phẩm này vẫn còn nguyên vẹn giá trị tư tưởng.
Ở “Chí Phèo” còn thể hiện câu chuyện của tình thương của con người đối với con người. Đó còn là tình yêu thương của tác giả dành cho nhân vật của mình.
“Đã xa rồi quan niệm phê bình văn học theo hướng xã hội học, nhìn nhân vật dưới cái nhìn phê phán giai cấp và thời đại nhưng người đọc ngày nay vẫn thấy được một khát vọng sống vượt lên trên hoàn cảnh được sống lương thiện và khát khao làm người chân chính”, giáo viên Trịnh Quỳnh nhận định.
HUYÊN NGUYỄN( báo lao động)
- Hoa hậu Kỳ Duyên diện áo khoét lưng sâu hun hút làm giám khảo nhan sắc
- Vẻ Đẹp Yên Bình Trên Vùng Biển Nam Định
- Học sinh lớp 4 tại Nam Định trả lại 50 triệu đồng nhặt được
- Hội đền Độc Bộ – lễ hội mùa thu lớn nhất Châu thổ Bắc Bộ
- Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
- Tại Sao Nam Định Là Dân 2 Ngón?
- Đi tìm nét cổ Thành Nam
-
Tóm gọn “ông trùm” giấu ma túy trong vườn
-
Sự thật hai người phụ nữ bị dân vây đánh vì nghi bắt cóc trẻ em ở Nam Định
-
Nam thanh niên giả khuyết tật, lừa đảo xin tiền bị bóc mẽ gây bức xúc
-
Nam Định: Điều tra vụ nam thanh niên bị người lạ mặt đuổi chém xối xả trong đêm
-
Nam Định: Côn đồ dùng súng bắn trọng thương tài xế và phụ xe khách
-
Đâm đuôi xe cùng chiều, nam thanh niên tử vong trên đường đi làm về
-
Gia cảnh éo le của nữ sinh đang mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi nhau với bạn trai
-
Ốc nóng chiều đông
-
Chùa Đại Bi – Nam Định
-
Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo
-
Vụ bé trai 4 tuổi bị trói, cột vào cửa sổ: ‘2 cô giáo một mực kêu oan, cho rằng có người cố ý hãm hại’
-
Nam Định: Hơn 20.000 thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia 2016
-
Nam Định: Dân mạng ồ ạt cảm thông em gái mua hoa Tết
-
Ca sĩ Trần Lập – 1 người con Nam Định qua đời
-
Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng