Một tháng trở lại đây, trên địa bàn xã Giao Nhân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định xuất hiện tình trạng lợn ốm, bỏ ăn, lười vận động và chết.
Vụ việc trên chủ yếu xảy ra ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô từ 1 – 5 con. Bằng mắt thường, người dân nhận thấy lợn bị ốm có biểu hiện như bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).
Một người dân (xin giấu tên) đang sinh sống ở xóm Lạc Thành cho biết, tình trạng này đã xảy ra nhiều tuần nay nhưng không thấy cán bộ thú y hay loa phát thanh xã thông báo về tình hình dịch bệnh để bà con chăn nuôi nắm bắt được thông tin, có phương án phòng, chống.
“Khi thấy lợn ốm, bỏ ăn, các hộ chăn nuôi chủ yếu tự mua thuốc về tiêm nhưng đều không qua khỏi. Hộ nào ý thức thì tự đem đi tiêu hủy, còn không vứt bừa xuống sông. Hôm trước tôi nhìn thấy con lợn nái trên 1 tạ nổi lềnh phềnh trên sông. Nếu tôi không nhầm thì khu này lợn chết gần hết rồi…”, người này nói.
Cũng theo người dân này, thời gian trở về đây, một số hộ chăn nuôi do không cầm cự nổi đàn lợn nên khi thấy lợn mới chớm mắc bệnh đã bán rẻ cho thương lái hoặc một số gia đình chung nhau giết để ăn.
Gia đình bà Nguyễn Thị Hằng (xóm Lạc Thành) vừa rồi cũng phải tự đem đi tiêu hủy 5 con lợn, mỗi con khoảng 30kg. Bà bảo, trước đó, thấy tình hình DTLCP tạm lắng nên gia đình bà đã mua 5 con về nuôi, lợn lớn nhanh và rất đẹp mã.
Tuy nhiên, đến trung tuần tháng 10 dương lịch, 1 trong 5 con của gia đình bà Hằng có biểu hiện bỏ ăn; gia đình tiếp tục theo dõi thì đến ngày hôm sau thấy con lợn đó nằm im, lười vận động. Gia đình bà có chủ động tách riêng sang chuồng khác để tiếp tục theo dõi, song đến ngày tiếp theo đã không qua khỏi.
4 con lợn còn lại, 1 tuần sau cũng bắt đầu có biểu hiện ăn ít, bỏ ăn, lười vận động và 2 bên tai dần dần tím tái. Nuôi cầm cự được mấy ngày thì 4 con lợn còn lại của gia đình bà Hằng cũng chết. Sau đó, gia đình đã tự đem đi tiêu hủy.
“Khi lợn mới chớm bệnh, mọi người cứ bảo gia đình bán đi, nhưng tôi quyết định không bán. Bởi tôi không muốn người dân ăn phải lợn ốm, lợn bệnh. Với tôi làm như thế là trái đạo đức”, bà Hằng bộc bạch.
Bà Hằng nói thêm, sau khi 5 con lợn bị chết, gia đình bà đã tổng vệ sinh, vãi vôi bột. Và, tận dụng chuồng lợn đang bỏ không để nuôi gia cầm.
Trao đổi với phóng viên, Phó Chủ tịch UBND xã Giao Nhân cho hay, chúng tôi nắm được thì có con chết bất thường, bộ phận chuyên môn (cán bộ thú y địa phương) đã báo cơ quan chuyên môn cấp huyện xuống lấy mẫu.
Khi phóng viên đề cập số lượng lợn ốm, chết bất thường, thì vị này trả lời: “Không thấy ai báo số lượng, bộ phận chuyên môn họ chỉ báo một vài con chứ không ai báo số lượng đại trà…”. Và, theo vị này thì số lợn chết bất thường đó không phải do bệnh DTLCP gây ra.
Để nắm rõ thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn toàn huyện, chúng tôi đã gặp và làm việc với ông Phan Văn Khoa, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Giao Thủy. Theo ông Khoa, tổng đàn lợn của toàn huyện là 32.000 con (số liệu tháng 9/2020). Trong đó, lợn nái 4.500 con, lợn đực giống 70 con, lợn theo mẹ 8.230 con, còn lại là lợn thịt.
Qua thống kê, cả huyện đang có 7 trang trại chăn nuôi lợn, quy mô từ 100 – 4.000 con; 30 gia trại nuôi lợn, quy mô 30 con trở lên. Còn lại là chăn nuôi nhỏ lẻ.
Ông Khoa khẳng định, thời điểm hiện tại, trên địa bàn huyện chưa tái phát DTLCP; bởi hàng tháng đơn vị vẫn cử cán bộ xuống các xã lấy mẫu xét nghiệm.
Ông Khoa cũng thừa nhận, vừa qua trên địa bàn xã Giao Nhân có một vài con lợn nái chết, đơn vị đã xuống kiểm tra thực tế. Bước đầu, nguyên nhân được xác định là do thời gian vừa qua mưa nhiều, thời tiết thay đổi nên lợn nái bị mắc bệnh tụ huyết trùng, lợn con mắc bệnh bại huyết.
- Chùa Phi Lai Nam Định, nơi lưu giữ bảo vật quốc gia
- Lời chia sẻ của cô gái có ngoại hình “gây ồn ào” nhất những ngày qua trên mạng xã hội
- Xuân Trường: Chàng cử nhân thích bán bún vỉa hè hơn “ngồi điều hòa”
- Hoa hậu Kỳ Duyên tung clip chứng minh vòng 1 căng tròn không cần nhờ photoshop
- Kỳ Duyên chúc Tân Hoa hậu bản lĩnh, vững tin
- Tâm sự của chàng sinh viên nghèo trả lại 320 triệu: Tiền thì thích thật nhưng…
- Bánh cuốn làng Kênh xưa và nay
- Cán bộ hưu chuyển hưởng BHYT cựu chiến binh thế nào?
- Thủy tinh Xối Trì, nơi sinh ra những chiếc cốc uống bia huyền thoại
- Xôi nén – Nét văn hóa truyền thống độc đáo ở Hải Hậu
- Bắt giam nguyên phát thanh viên lừa đảo tiền tỷ “chạy” trúng thầu thi công dự án
- Tiềm năng du lịch văn hóa – làng nghề ở Ý Yên, Nam Định
- Thưởng thức ngô nếp sấy Nam Định vàng ruộm, giòn tan
- Nam Định: Mùng 3 Tết, “hôn” đuôi xe buýt, người đàn ông đi xe máy thiệt mạng thương tâm
- Nam Định: Vụ “Công an bắt đánh bạc” – Cơ quan điều tra truy nã người không bỏ trốn?
- Nam Định: Cứu thành công bé trai bị kéo đâm vào tai
- Phòng An ninh điều tra, Công an tỉnh Nam Định: Vạch trần nhiều hồ sơ giả
- Nhà thờ Giáo xứ Hưng Nhượng – Nam Trực Nam Định
- Chùa Cả – Nam Định
- Thuê taxi từ Nam Định về Hải Phòng để dàn trận cướp
- Nữ sinh lớp 10 mất tích bí ẩn khi đi tập văn nghệ đã tử vong dưới sông
- Nhà máy dệt Nam Định đã bị san phẳng gần hết