TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh đến những sai lầm của Hà Nội từng mắc phải để lưu ý việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định xây dựng đô thị.TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đã có những chia sẻ với Đất Việt xung quanh việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định để xây dựng khu đô thị.
PV: Mới đây, nhà máy dệt Nam Định đã được phá đi để xây dựng khu đô thị. Trước đó, nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy Dệt 8/3, nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà… cũng đã biến thành khu đô thị. Ông bình luận như thế nào trước thực trạng những biểu tượng của nền công nghiệp Việt Nam một thời nay đã và đang trở thành khu đô thị? Đây liệu có phải là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển đô thị, cũng như sự phát triển của nền kinh tế hay không và vì sao?
TS Phạm Sỹ Liêm: Trước đây theo quy hoạch dệt thì Nam Định cũng là một trung tâm công nghệ dệt của Việt Nam được phát triển. Nhưng hiện nay nhà máy dệt Nam Định cũ không còn phù hợp, công nghệ phải thay đổi. Thứ hai là nhà máy bị bao vây bởi đô thị, dân cư đông đúc. Cho nên nếu có tiếp tục xây dệt thì phải đưa ra một khu công nghiệp ở bên ngoài thành phố chứ không thể như ngày xưa nữa.

TS Phạm Sỹ Liêm nhấn mạnh đến những sai lầm của Hà Nội từng mắc phải để lưu ý việc phá dỡ nhà máy dệt Nam Định xây dựng đô thị.
Việc di chuyển này tôi nghĩ là đúng, phù hợp vào hoàn cảnh hiện nay chứ không phải hệ quả của quá trình phát triển đô thị hay sự phát triển của nền kinh tế gì cả. Nhà máy dệt Nam Định cũng giống như nhà máy Rạng Đông, Cơ khí Hà Nội ngày trước. Ban đầu được xây dựng ở ngoại thành rất xa, sau đó TP mở rộng mới ôm lại.
Còn kế hoạch lâu dài, cụ thể thì phụ thuộc vào quy hoạch của TP Nam Định. Việc dùng cái gì phải dựa vào quy hoạch và quy hoạch đó hiển nhiên phải được Bộ Xây dựng duyệt, tham gia ý kiến.
Thế nhưng nếu quy hoạch thì phải cân đối lại TP Nam Định cũ xem thiếu cái gì chứ không phải đưa đi đấu giá, bán đất cho làm kinh doanh bất động sản thành những khu nhà ở, nhà chung cư. Chúng ta có thể xây dựng một phần nào đó nhưng phải phụ thuộc vào quy hoạch. Chúng ta từng mắc sai lầm ở Hà Nội trong các dự án khu Nhà máy Dệt 8/3, Nhà máy Cơ khí Hồng Hà bị biến thành khu đô thị, nhà ở.
Khi đó những người có trách nhiệm lý sự rằng di chuyển nhà máy ra chỗ mới thì phải mua đất, giải phóng, bán chỗ cũ để có vốn đầu tư. Và khi bán thì chỉ có mấy doanh nghiệp kinh doanh bất động sản mua và tận dụng từng m2 đất.
Hậu quả là người ở đông thêm, thêm nhà, nhà cửa trong khu đô thị kéo thêm tắc nghẽn, thêm ô nhiễm môi trường và thiếu dịch vụ. Đó là điều hết sức sai lầm.
Thực chất, nghị định năm 2008 của chính phủ về chống ùn tắc giao thông trong đô thị thì có chủ trương đầu tiên là di chuyển các nhà máy, trường học, bệnh viện đông người ra ngoài để giảm ùn tắc. Tôi cho rằng mục đích thì tốt nhưng phương thức thực hiện thì sai.
PV: Không bàn đến vấn đề đất vàng cổ phần hóa bị biến thành dự án đô thị, thưa ông, sự chết đi của các biểu tượng ngành công nghiệp một thời ở Việt Nam có được coi là cảnh báo cho nền kinh tế? Chúng ta đã nói quá nhiều tới việc doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được vào việc làm bao bì cho Samsung hay không thể làm được cái trục khuỷu, đây có phải là hệ quả của chính sách kinh tế chỉ đặt mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn dẫn đến những sự chuyển đổi nói trên hay không?
TS Phạm Sỹ Liêm: Việc chết đi của các biểu tượng ngành công nghiệp một thời ở Việt Nam không thể coi là cảnh báo cho nền kinh tế được. Tôi cho rằng nó làm xuất hiện thêm nhiều ngành công nghiệp mới mà ngày trước không có như điện, điện tử… Việc những ngành công nghiệp lạc hậu mất đi để thay bằng ngành mới, cái này phù hợp với quy luật hiện nay.
Tuy nhiên bây giờ phá dỡ thì tôi đề nghị chúng ta nên lưu lại một phần nhà máy để làm di sản, để tham quan, để các thế hệ sau biết đến nhà máy dệt Nam Định, từng là biểu tượng của ngành công nghiệp.
Còn chuyện doanh nghiệp Việt chỉ tham gia được vào việc làm bao bì cho Samsung hay không thể làm được cái trục khuỷu thì tôi cho rằng cái này là do thị trường yêu cầu. Nếu Sam sung không vào Việt Nam thì cũng chẳng ai yêu cầu làm đinh ốc. Có doanh nghiệp vào thì chúng ta phải phát triển các ngành công nghiệp phụ kèm theo. Vấn đề quan trọng ở đây là chính sách.
Theo: Baodatviet.vn
Xem thêm: Tạm biệt nhà máy dệt lớn nhất đông dương
Xem thêm: Tin Tức Nam Định
- Cặp đôi bác sĩ rủ nhau vào rừng chụp ảnh cưới cực “dị”
- Ảnh cưới ngọt ngào của top 10 Hoa Hậu Việt Nam và hot boy Nam Định
- Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
- Buổi sáng ở “vương quốc muối” Bạch Long, Nam Định
- Khẳng định ‘mặt khác nhờ thần thái’, cộng đồng mạng gọi Kỳ Duyên là ‘Hoa hậu nói dối’
- Chiêm ngưỡng cột cờ 200 tuổi độc đáo đất Thành Nam
- Lục tàu xá Nam Định
-
Bùi Chu chuẩn bị cho ngày đại lễ thánh Đaminh
-
Kẻ giết người tìm lối về trong trang sách hướng thiện
-
Khánh thành cầu Tân Phong trên Quốc lộ 21B tỉnh Nam Định
-
Nam thanh niên mang khối u gan “khủng” hiếm gặp trên thế giới
-
Phiên tòa xét xử Phan Văn Vĩnh được bảo vệ bằng súng “cực khủng”
-
Nam Định: GĐ kho bạc ra văn bản bất thường, bị cấp trên ‘tuýt còi’
-
Thủ tướng đồng ý xây tuyến đường bộ ven biển qua Nam Định
-
Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai khẩn cấp các biện pháp ứng phó với bão số 11
-
Nghi án chủ hụi vỡ nợ ở Nam Định: Gần trăm người ngồi trên đống lửa
-
Nam Định thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng từ cơn bão số 1
-
Ra mắt Vincom Shophouse Nam Định dự án siêu hấp dẫn
-
Nam Định: Ăn tiết canh, 3 người mắc liên cầu lợn trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán
-
Nam Định cảnh báo nguy cơ sốt xuất huyết từ bệnh nhân ngoại lai
-
Nam Định: Băng qua đường quốc lộ, một người bị cuốn vào gầm xe
-
Huyện Nam Trực, Nam Định: Dân kêu cứu vì xưởng nấu dầu thải gây ô nhiễm