Rước đuốc – một trong những nghi lễ quan trọng trong lễ hội Phủ Dầy đã diễn ra tối ngày 20/4/2018 (tức ngày 5/3 Mậu Tuất), tại xã Kim Thái (huyện Vụ Bản, Nam Định).
Hàng nghìn ngọn đuốc đã được các con nhang, đệ tử và người dân trong xã Kim Thái rước vòng quanh khu vực đền, phủ, lăng trong quần thể Di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy.

Lễ hội Phủ Dầy Nam Định diễn ra từ ngày 3/3 đến hết ngày 8/3 âm lịch với nhiều nghi lễ độc đáo
Theo thường lệ, vào tối ngày mùng 5/3 âm lịch, tất cả các đồng đền, thủ nhang tập trung xin ngọn lửa thiêng từ trong cung cấm, sau đó rước ra ngoài và tiếp cho hơn 1.000 ngọn đuốc của con nhang đệ tử, dân thôn bản hạt và du khách thập phương.
Dẫn đầu là hình tượng một đầu rồng, hơn 1.000 ngọn đuốc tượng trưng cho thân rồng, và cuối cùng là hình tượng đuôi rồng.
Hàng nghìn ngọn đuốc được rước vòng quanh khu vực đền, phủ, lăng ở trong Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy.

Các nghi lễ được diễn ra trong những ngày lễ hội thu hút đông đảo nhân dân tham gia
Năm nay, đặc biệt BTC có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự tham gia của đông đảo các thanh đồng ở nhiều nơi tham gia. Điều này thể hiện sự đồng thuận của các thanh đồng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ sau 1 năm được UNESCO vinh danh.

Nghi thức xin lửa từ cung cấm Phủ Tiên Hương
Lễ hội Phủ Dầy diễn ra tại Quần thể di tích lịch sử – văn hóa Phủ Dầy gắn với truyền thuyết về Mẫu Liễu Hạnh – một trong “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian của dân tộc Việt.
Năm 2013, Lễ hội Phủ Dầy và Nghi lễ chầu văn của người Việt được Bộ VHTTDL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Năm 2017, “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Hàng nghìn ngọn đuốc được rước đi xung quanh Quần thể di tích Phủ Dầy biểu trưng cho sự ấm no
Phần lễ gồm: dâng hương, tế, rước thỉnh kinh, rước đuốc. Phần hội có thi hát chầu văn, thả rồng bay, múa rồng, múa sư tử, cờ người, đấu vật.
Ngày 19/4 tổ chức liên hoan nghệ thuật hát chầu văn. Ngày 20/4 diễn ra các hoạt động rước thỉnh kinh, rước đuốc, thả rồng bay, múa rồng, múa sư tử.
Ngày 21/4 diễn ra các hoạt động rước thỉnh kinh, thi đấu cờ người. Trong các ngày 22 và 23/4 diễn ra hoạt động kéo chữ (hoa trượng hội).
Nét mới trong Lễ hội Phủ Dầy năm nay là chương trình nghệ thuật thể hiện rõ ý nghĩa của “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Chương trình do Nhà hát Chèo Quân đội biểu diễn với các tiết mục hát văn, hát chèo, trống hội, diễn xướng giá đồng trong các ngày diễn ra lễ hội./.
Theo Hà An
(toquoc.vn)
- Nam Định: Hồi sinh hạt gạo tiến vua
- Điểm qua các quán cafe, trà sữa checkin tuyệt đẹp tại Nam Định
- Chùm ảnh lạ kiến trúc nhà thờ tại Nam Định
- Lạ kỳ với nghề đồng nát ở Thành Nam
- Xuân Trường: Biến bãi rác thành công viên
- Thủ khoa thành Nam bốc vác kiếm tiền nhập học
- 10 lý do để yêu và lấy 1 cô nàng Nam Định
-
Nam Định: ‘Nữ quái’ làm giả sổ đỏ chiếm đoạt hàng tỷ đồng của người dân
-
Nhà thờ Giáo họ Long Cù – Nam Trực Nam Định
-
Nam Định: Hồi sinh hạt gạo tiến vua
-
Danh tính nghi phạm vụ người phụ nữ bị sát hại, phi tang xác dưới cống nước
-
Ôtô khách đâm thẳng vào nhà dân, hơn 30 người thoát chết
-
Trưởng Ban dân vận tỉnh được điều động làm Bi thư Thành ủy TP Nam Định
-
Cồn Vẽ, mảnh đất phất như cồn
-
Phương pháp chế biến giò sạch của người dân Nam Định
-
Nam Định ứng phó với siêu bão Mangkhut theo phương châm ‘4 tại chỗ’
-
Điện lực Nam Định: Uy tín chính là chất lượng công trình được ủy thác quản lý
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 17/9 đến 20/9
-
Nam Định: Danh sách 15 ứng cử viên Đại biểu Quốc hội
-
Thực hiện kế hoạch “Nói KHÔNG với rác ở biển Thịnh Long”
-
Nhân viên dọn vệ sinh quê Nam Định dâm ô bé gái kêu oan tại tòa
-
Nam Định: Tá hỏa phát hiện thi thể nam giới giữa cánh đồng, bên cạnh chiếc xe gắn máy