Ngoài đồ dùng vệ sinh cho phụ nữ, nhóm thiện nguyện của anh Nguyễn Nhật Linh (Bắc Giang) còn tặng nhu yếu phẩm, vật tư y tế cần thiết cho người dân vùng dịch.
“Khi được nhận những gói băng vệ sinh tiếp tế, tôi thấy nhiều chị em còn hạnh phúc, vui mừng hơn cả khi nhận đồ ăn. Món đồ này rất cần thiết cho phụ nữ trong thời gian cách ly dài ngày song không phải nhóm thiện nguyện nào cũng lưu ý”, anh Nguyễn Nhật Linh (sinh năm 1983) nói với Zing.
Nhiều ngày qua, hình ảnh những người đàn ông trong bộ đồ bảo hộ, khẩu trang kín mít, chở theo hàng nghìn gói “có cánh, không cánh”, đem phát tặng các điểm cách ly, khu phong tỏa ở huyện Việt Yên và một số xã lân cận đã trở nên quen thuộc.
Nhật Linh cho biết anh bắt đầu triển khai hoạt động tiếp tế cho người dân khu cách ly từ 16, 17/5.
Sau thời gian đầu tự bỏ tiền duy trì, anh tập hợp một số người quen có chung mục tiêu hoạt động theo nhóm đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của các đối tác kinh doanh, mạnh thường quân.
Đến nay, anh và khoảng 10 thành viên của nhóm kêu gọi được 600 triệu đồng. Số tiền này dùng để mua các loại nhu yếu phẩm, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, nước sạch.
Hàng ngày, cách thành viên sẽ họp vào khoảng 7h, chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm phụ trách phân phát đồ tại các xã cụ thể. Phần lớn thực phẩm, đồ dùng nhóm mua sẽ được chuyển tới các siêu thị 0 đồng và khu cách ly tại 17 xã của huyện Việt Yên.
“Mỗi ngày, chúng tôi tự bốc dỡ khoảng 15 tấn hàng hóa vì không muốn tập trung nhiều người, gây nguy cơ lây lan bệnh. Hôm nào nhanh sẽ xong việc vào khoảng 18h, 19h, muộn hơn thì có lúc đến 2h sáng. Việc ăn uống cũng chia theo nhóm nhỏ 2 người để hạn chế tiếp xúc”.
Ngoài bốc dỡ hàng nặng nhọc, điều khiến các thành viên nhanh mất sức là việc phải mặc đồ bảo hộ khi di chuyển giữa trời nắng nóng.
“Có mặc những bộ đồ này, tôi mới hiểu sự vất vả của các nhân viên y tế hiện giờ. Chỉ sau ít ngày, tôi từ nặng 84 kg xuống chỉ còn 76 kg”.
Cũng vì công việc di chuyển nhiều, 10 thành viên trong nhóm đều chủ động không tiếp xúc với các thành viên trong gia đình và thực hiện xét nghiệm Covid-19 3 ngày/lần.
“Có anh em về nhà, thấy con khóc cũng không dám bế, vợ chồng ngủ riêng. Tôi cũng may mắn có được sự ủng hộ, hỗ trợ của gia đình để yên tâm đi tình nguyện. Thấy trời nắng, bà xã tôi đều đặn làm nước ép trái cây để tôi và anh em uống lấy sức”.
Nhóm thiện nguyện của anh Linh dự định duy trì hoạt động, hỗ trợ người dân khu cách ly, đặc biệt là nhóm khó khăn như công nhân, đến khi nào tình hình dịch bệnh ổn định.
“Chúng tôi hoạt động với phương châm ‘không ai bị bỏ lại phía sau’. Giữa thời điểm này, dù chỉ có thể giúp chút sức mọn, chúng tôi cũng sẽ cố gắng hết sức”.
- Đến Nam Định, không quên ghé qua nhà thờ lớn nhất Đông Dương
- Chàng sinh viên quê Nam Định sáng lập 2 doanh nghiệp về công nghệ thực tế ảo
- Hot girl Nam Định nổi bật nhất trong hàng ngàn người ở bãi biển Sầm Sơn
- Bánh xíu páo – món ngon gốc Hoa ở Nam Định
- Bãi biển Quất Lâm, Nam Định cũng chật kín người dịp nghỉ lễ
- Những gánh hàng hoa đặc biệt ở đất Thành Nam
- Dư âm ngày 20/11: Ơn Cha nghĩa Thầy ở trường Nguyễn Khuyến – Nam Định với hơn 40 năm lịch sử
- Thông tin mới về vụ thi thể cô gái dưới cống nước ở Nam Định
- Bé trai nặng kỷ lục 6,1 kg chào đời ở Nam Định
- Bắt giam nguyên phát thanh viên lừa đảo tiền tỷ “chạy” trúng thầu thi công dự án
- Chùa Đại Bi – Nam Định
- Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Đình Xám (Nam Định)
- Nam Định: Va chạm với xe ô tô, người đàn ông tử vong thương tâm
- Phát hiện thi thể người đàn ông chết dưới sông ..
- ‘Nam Định là đất học mà khởi nghiệp ít quá!’
- Hải Hậu (Nam Định): Người dân ‘chết mòn’ vì lò nấu, tái chế nhôm gây ô nhiễm
- Yên bình xứ đạo Hải Hậu bên bờ biển
- Giao thủy: Nuôi con tiền tỷ: Đeo kính cho loài chim ‘đẻ’ lãi như ‘máy in tiền’
- Những Món Ăn Vặt Vỉa Hè Ngon Rẻ Không Thể Bỏ Qua ở Nam Định
- Bé gái 5 tuổi lê la hè phố xin tiền ở Nam Định bị thương nặng phải nhập viện cấp cứu
- Nam Định: Trạm trộn bê tông Công Tới đe dọa hành lang đê sông Hồng
- Ở đâu có làng nghề, ở đó có thu nhập cao