Năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Kể từ thời điểm này, địa danh Nam Định chính thức xuất hiện trong sử sách Việt Nam.
Nằm ở phía Nam đồng bằng Sông Hồng, tỉnh Nam Định là một vùng đất có bề dày văn hiến lâu đời, quê hương của nhiều nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam như Tổng Bí thư Trường Chinh, Trạng nguyên Lương Thế Vinh, các nhà thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xương… Ảnh: Cảnh đồng quê ở Vụ Bản, Nam Định.
Trước khi tên gọi Nam Định ra đời, vùng đất này đã được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau. Vào thời Lý, Nam Định thuộc lộ Hải Thanh và lộ Hoàng Giang. Đến thời Trần, phần lớn đất Nam Định được gọi là phủ Thiên Trường. Ảnh: Đền Trần ở thành phố Nam Định.
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông chia đất nước thành 13 xứ, Nam Định thuộc xứ Sơn Nam (gồm các tỉnh phía Nam đồng bằng Sông Hồng ngày nay). Năm 1741, vua Lê Cảnh Hưng tách xứ Sơn Nam thành Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ, thì Nam Định thuộc Sơn Nam Hạ. Ảnh: Chùa Phổ Minh ở thành phố Nam Định.

Năm 1822, dưới triều vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đã cho đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định. Kể từ thời điểm này, địa danh Nam Định chính thức xuất hiện trong sử sách Việt Nam. Ảnh: Cột cờ Thành Nam, thành phố Nam Định.
Trong tên gọi Nam Định, chữ “Nam” có nghĩa là phía Nam, còn chữ “Định” nghĩa là bình định, làm cho yên ổn, là chữ nhà Nguyễn đặt cho nhiều vùng đất với mong muốn đất nước luôn ổn định. Ảnh: Tượng đài Trần Hưng Đạo ở thành phố Nam Định.
Năm 1832, trấn Nam Định được đổi thành tỉnh Nam Định, gồm cả tỉnh Thái Bình và một phần tỉnh Hà Nam hiện nay. Năm 1890, Thái Bình tách ra thành tỉnh riêng và một phần phía Bắc Nam Định nhập vào tỉnh Hà Nam mới thành lập. Ảnh: Nhà thờ Trái Tim ở Hải Hậu, Nam Định.

Sau năm 1945, địa giới hành chính của Nam Định có nhiều thay đổi. Có một giai đoạn ngắn nơi đây gồm tỉnh Nam Định, tỉnh Bùi Chu và thành phố Nam Định trực thuộc trung ương. Tháng 5/1965, tỉnh Nam Định hợp nhất với tỉnh Hà Nam thành tỉnh Nam Hà. Ảnh: Nhà thờ Bùi Chu ở Xuân Trường, Nam Định.

Năm 1975, Nam Hà hợp nhất với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1991, Hà Nam Ninh tách thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Năm 1996, Nam Hà tách thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam như hiện tại. Ảnh: Mộ nhà thơ Tú Xương bên hồ Vị Xuyên, thành phố Nam Định.
Ngày nay, tỉnh Nam Định được người dân cả nước biết đến qua các ngôi chùa cổ có kiến trúc độc đáo như chùa Phổ Minh, chùa Keo Hành Thiện, chùa Cổ Lễ, cùng các lễ hội nổi tiếng như hội Phủ Giày, hội khai ấn đền Trần, hội chợ Viềng… Ảnh: Chùa Cổ Lễ, Trực Ninh, Nam Định.
- Giao thủy: Nuôi con tiền tỷ: Đeo kính cho loài chim ‘đẻ’ lãi như ‘máy in tiền’
- Bánh bèo Nam Định
- Cô gái trẻ thuê chồng làm đám cưới giả
- Nam Định: Xót xa bố mất nằm ghế chờ, 2 con nhỏ 3-5 tuổi xin tiền mua quan tài
- Hoa gạo Thành Nam
- Về làng hoa lớn nhất Tỉnh Nam Định
- Hóa ra cô gái xinh đẹp và siêu giỏi quê Nam Định này là người đã “chinh phục” được Shark Thanh Hưng cả đời
-
Công an Nam Định lên tiếng vụ nam thanh niên bị 2 kẻ bịt mặt chém tàn bạo
-
Xe khách lật xuống ruộng, 12 người thương vong
-
Bầu khí chuẩn bị Giáng Sinh tại một số giáo xứ Nam Định
-
Bão số 7 mạnh cấp 13 có thể đổ bộ Quảng Ninh-Nam Định
-
Cô gái quê Nam Định mất tích bí ẩn sau khi đưa bạn trai ra sân bay, 5 ngày sau phát hiện thi thể dưới sông Hồng
-
Nam Định đối phó bệnh lùn sọc đen hại lúa
-
Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
-
Ở đâu có làng nghề, ở đó có thu nhập cao
-
Cố băng qua đường sắt dù barie đã đóng, người đi xe máy suýt mất mạng
-
Gã thợ hồ “sát gái” gây án tàn độc vì bị từ chối yêu
-
Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
-
Hơn 10.000 người đổ về Quất Lâm tắm biển dịp nghỉ lễ 30/4
-
Khai ấn đền Trần Nam Định bắt nguồn từ đâu?
-
Từ tin nhắn Facebook, CSGT chặn bắt nhà xe Nam Định nhồi nhét khách
-
Phát hiện xác thai nhi trong hộp nhựa ở Nam Định