Theo Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, muốn trả lời câu hỏi này, chúng ta nên đi ngược dòng lịch sử về những lần cải tiến chữ Quốc ngữ.

Đề xuất cải tiến Tiếng Việt của PGS.TS Bùi Hiền gây tranh cãi
Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – PGS.TS Phạm Văn Tình đặt vấn đề: Điều gì đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của mọi người (nhất là cộng đồng mạng) như vậy? Phải chăng bây giờ mới có ý tưởng thay đổi bộ chữ mang “quốc hồn quốc túy” của dân tộc Việt? Phải chăng ý tưởng cải tiến của PGS.TS Bùi Hiền là “vớ vẩn, vô nghĩa” thậm chí “điên rồ”? Và nếu cải tiến theo cách viết như sự giới thiệu của PGS.TS Bùi Hiền thì tiếng Việt, chữ Việt sẽ đi về đâu?
Theo Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, muốn trả lời mấy câu hỏi này, chúng ta nên đi ngược dòng lịch sử về những lần cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS.TS Phạm Văn Tình, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam
GS Hoàng Phê từng đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Từ khi chữ Quốc ngữ ra đời đến nay, nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu cải tiến chữ Quốc ngữ, làm giản tiện và hợp lí hơn nhằm phát huy tốt nhất vai trò và công năng của nó.
Tuy nhiên, cải tiến chữ viết là công việc không thể tùy tiện. Các nhà ngôn ngữ học phải làm việc cẩn thận và phải có những nguyên tắc hợp lí.
Nổi bật nhất trong các đề xuất của giới ngôn ngữ học thời kì này là bản Dự thảo Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ bước đầu (vào năm 1960-1961) của GS Hoàng Phê. Ông đã dựa vào cơ sở phân tích hệ thống ngữ âm tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học cơ bản chấp nhận.
Bản dự thảo đã đề cập:
Các âm vị tiếng Việt và cách viết các âm vị (gồm âm vị nguyên âm đơn, âm vị phụ âm); Kết cấu âm tiết tiếng Việt và cách viết các âm tiết; Vấn đề thêm vần mới và vấn đề viết liền.
Căn cứ vào những nội dung đó, GS Hoàng Phê thử cụ thể hóa bằng việc viết lại bản Tuyên ngôn Độc lập (do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2/9/1945).
Xin trích hai đoạn mở đầu:
TWIÊN NGÔN DỘC LẬP (do Hồ Chủtịch dọc ngằi 2-9-1945)
Tấtcả mọi người dều sinh ra có cwiền bìnhdẳng. Tạohóa cho họ những cwiền không ai cóthể xâmfạm được; trong những cwiền ấi, có cwiền dược sống, cwiền tựzo và cwiền mưucầu hạnhfúc.
[Nguyên bản: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP (do Hồ Chủ tịch đọc ngày 2-9-1945)
Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.]
PGS.TS Phạm Văn Tình cho biết, văn bản cải tiến này, chúng ta vẫn đọc và luận ra được. Nhưng dù sao cũng khá xa lạ và gây rắc rối khi làm quen, học và tiếp nhận.
Nếu so sánh với những văn bản thí dụ theo Đề án cải tiến chữ Quốc ngữ mà PGS.TS Bùi Hiền vừa đưa ra thì phương án của GS Hoàng Phê không phức tạp bằng. Nhưng dù đơn giản hơn thì vẫn rất khó để tiếp nhận.
Cải tiến sẽ làm đảo lộn nhiều vấn đề
Theo PGS.TS Phạm Văn Tình, nếu đem sử dụng đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền, sẽ sản xuất ra hàng loạt văn bản mới, những văn bản cũ đương nhiên sẽ biến thành những văn bản cổ. Điều quan trọng là muốn phổ cập, hệ thống giáo dục quốc dân sẽ phải thay thế toàn bộ sách giáo khoa theo cách viết mới. Học sinh sẽ phải học lại toàn bộ bảng chữ cái. Tất cả những ai viết tiếng Việt bằng chữ Quốc ngữ kiểu cũ cũng sẽ phải cập nhật và thay đổi. Rõ ràng, việc làm quen với mã kí hiệu mới này sẽ gặp vô vàn trở ngại.
Ông Phạm Văn Tình cho biết, đề án của PGS.TS Bùi Hiền mới chỉ là những dự kiến bước đầu, chưa thực sự hoàn thiện.
Với ngôn ngữ, chữ viết của cả một cộng đồng (dù lớn hay nhỏ), khi đã định hình thì mọi sự thay đổi đều là chuyện đại sự, sẽ nan giải nhiều bề. Điều quan trọng là phải tính tới tính khả thi.
Phương án cải tiến chữ Quốc ngữ khi đưa ra cần phải cân nhắc tới nhiều nhân tố, nếu không vô hình trung chúng ta tự đưa mình vào một “mê hồn trận”, làm đảo lộn nhiều vấn đề liên quan tới chữ viết, ngôn ngữ và văn hóa của cả dân tộc…
Vì sao có tên gọi chữ Quốc ngữ?
Ra đời đã gần 4 thế kỉ (nếu lấy mốc Từ điển Việt – Bồ – La của A. de Rhodes xuất bản năm 1651), chữ Quốc ngữ đã giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử văn hóa Việt Nam.
Đầu tiên chỉ là sản phẩm sáng tạo của các giáo sĩ châu Âu nhằm thực hiện công cụ truyền giáo một cách tốt nhất.
Tên gọi chữ Quốc ngữ – chữ của quốc gia – được dùng lần đầu tiên để chỉ chữ Quốc ngữ (như hiện nay) vào năm 1867 trên tờ Gia Định báo (tờ báo viết bằng chữ Việt mới xuất hiện lần đầu tiên tại Sài Gòn, ngày 15/4/1865).

Chữ Quốc ngữ được dùng trên tờ Gia Định báo
Nhưng, do nhiều yếu tố mà chữ Quốc ngữ càng dùng càng bộc lộ một số điều bất hợp lí. Hệ thống âm vị tiếng Việt có 22 phụ âm đầu, 13 nguyên âm đơn, 3 nguyên âm đôi, 6 phụ âm cuối và 6 thanh điệu (âm vị siêu đoạn tính).
Theo Diệu Thu (ghi) (Dân Việt)
- 9X Nam Định khoe sắc đẹp “trong veo” giữa vườn đào
- Nam Định: Không khí rộn ràng của làng làm đèn ông sao Báo Đáp
- Nhà thờ Giáo họ Trung Lễ – Xuân Trường Nam Định
- Noel xứ đạo Bùi Chu
- Hai “cụ” sanh cổ có gì đặc biệt mà được “ngã giá” bằng cả con đường?
- Bỏ việc văn phòng đi làm shipper, lương tháng gấp đôi ngồi bàn giấy
- Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
-
Nam Định: Mất mạng vì giải quyết mâu thuẫn giá trông giữ xe
-
Nam Định: Chủ tịch xã chửi dân “Mày đại giời”
-
Nam Định: Hơn 10 côn đồ mang dao, kiếm chém người trọng thương
-
Chi tiết cách làm món bánh nhãn Nam Định ngon
-
Sốt xuất huyết ở Nam Định đang ở mức báo động
-
Nam Định: Tài xế ô tô bỏ trốn sau khi gây tai nạn chết người
-
Phong phú quà quê Nam Định
-
TỔNG QUAN DỰ ÁN KĐT DỆT MAY NAM ĐỊNH
-
Nguyên Phó giám đốc Petroland bị Bộ công an truy nã là ai?
-
Bao giờ ông Sỹ hết vận đen?
-
Đi lễ Nam Định đầu năm, đừng quên thưởng thức những đặc sản bánh kẹo nức tiếng này
-
Bé 4 tuổi bị treo cổ gần cửa sổ ở Nam Định: Gia đình phủ nhận bé bị câm điếc
-
Sáng mai (19-8), bão số 3 giật cấp 10-11 sẽ đi vào đất liền nước ta
-
Thưởng thức ngô nếp sấy Nam Định vàng ruộm, giòn tan
-
Clip: Bống Bống Bang Bang – Trung Thu Sớm Tại Nam Định