Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định

Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định

Dù hoang tàn, nhà thờ đổ thuộc xã Văn Lý, huyện Hải Hậu vẫn thu hút nhiều du khách và tay máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.

Trước đây, ngay bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu này là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ.

Tuy nhiên, theo thời gian, nước biển dần dần xâm lấn đất liền làm ảnh hưởng lớn đến các công trình. Giáo dân trong vùng đã 3 lần chuyển nhà thờ vào đất liền để tránh sự “xâm chiến” của biển. Nhà thờ đổ ở bờ biển Xương Điền này mang tên Trái Tim, bị bỏ hoang từ năm 1996.

Nhà thờ đổ Hải Lý hấp dẫn nhiều du khách, các bạn trẻ đến thăm.

Nhà thờ đổ còn có 1 cái tên gọi khác là “Nhà thờ Trái Tim” được xây dựng năm 1943 và do kiến trúc sư người Pháp thiết kế.

Nhà thờ đổ (cách gọi những nhà thờ bị bỏ hoang) vốn là nhà thờ thánh Maria Madalena.

Để đến nhà thờ đổ, từ Hà Nội, du khách đi theo quốc lộ 1A, rẽ vào quốc lộ 21, về thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan, hỏi đường về huyện Hải Hậu.

Đến trung tâm huyện (cầu Yên Định), du khách hỏi đường ra thị trấn Cồn (cách cầu Yên Định khoảng 8 km). Ở đây, có biển chỉ dẫn (phía bên trái): Văn Lý 3 km. Đi theo biển chỉ dẫn, hỏi Nhà thờ đổ.

Nằm ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, nhà thờ đổ là công trình hoang tàn mà người dân nơi đây vẫn gọi.

Kiến trúc của nhà thờ đổ được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm mềm mại, uyển chuyển.

Nhà thờ sẽ luôn mãi trong tim những người dân nơi đây, sát cánh bên họ trong những chuyến ra khơi, giúp những người dân chài lưới vững tin vào một tương lai no ấm.

Nếu đi ôtô khách, du khách đón xe ở bến Giáp Bát, đi chuyến Hà Nội – Nam Định – thị trấn Cồn (hoặc Thịnh Long). Xuống xe, bắt xe ôm vào khu Nhà thờ đổ (3km). Thời gian chụp hình nhà thờ đổ đẹp nhất là bình minh (khoảng 5h) và hoàng hôn (khoảng 18h).

Quanh nhà thờ đổ là làng chài, không có dịch vụ nhà nghỉ. Tuy nhiên, ở đây có nhiều lán, chòi dựng tạm để người dân thu mua hải sản. Bạn có thể xin ở nhờ để sáng dậy sớm chụp bình minh và xem kéo lưới, cũng để hiểu hơn cuộc sống người dân làng chài.

Vẻ đẹp hoang tàn nhà thờ đổ Hải Lý bị biển xâm lấn.

Cuộc sống mưu sinh của những người dân chài cần cù.

Vẻ đẹp hoang sơ bên cạnh cuộc sống mưu sinh của những người dân chài cần cù, chất phác giữa thiên nhiên thanh bình mang lại những cảm giác mới lạ cho du khách ghé thăm.

Có rất nhiều đặc sản biển như cua, ghẹ, tôm (tôm he, tôm thuyền, tôm đanh, tôm rảo), cá khoai, mực… Tuy không to nhưng tươi, ngon do người dân đánh bắt gần bờ, sáng đi, chiều về. Ở đây cá cơm hay còn gọi là cá trổng có rất nhiều. Cá dùng để làm nước mắm.

Cá cơm hay còn gọi là cá trổng có rất nhiều.

Cá cơm dùng để làm nước mắm.

Du khách có thể mua hải sản ngay trên bãi biển, nhờ người dân nấu và thưởng thức ngay trên bãi cát. Chiều đến là lúc người dân ra đây tận hưởng không khí biển trong lành, mát dịu. Ngoài nhà thờ đổ và làng chài, bạn có thể đến cánh đồng muối cách đó chừng một km để tham quan, chụp ảnh, hoặc xa hơn là biển Thịnh Long, Quất Lâm (cách 10km).

L.B/THEO Baomoi.com


TOP