Sau khi bị tuyên 9 năm tù, ông Phùng Đình Thực không bị cảnh sát áp giải đưa về nơi giam giữ như một số bị cáo khiến nhiều người thắc mắc.

Bị cáo Phùng Đình Thực không bị áp dụng biện pháp tạm giam trước khi phiên tòa diễn ra.
Bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng giám đốc PVN) bị tuyên 9 năm tù giam về tội “Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Kết thúc phiên tòa, nhiều bị cáo bị cảnh sát dẫn giải lên xe đặc chủng đưa về nơi giam giữ. Tuy nhiên, ông Phùng Đình Thực lẳng lặng rời khỏi trụ sở TAND TP.Hà Nội với gương mặt buồn bã.
Nhiều người thắc mắc, vì sao sau khi HĐXX TAND TP.Hà Nội tuyên phạt ông Thực 9 năm tù, bị cáo này không bị cảnh sát đưa về nơi giam giữ?

Bị cáo Phùng Đình Thực lẳng lặng rời khỏi trụ sở TAND TP.Hà Nội với vẻ mặt buồn bã.(Ảnh: NLĐ)
Tuy nhiên, quá trình xét xử cho đến khi kết thúc phiên tòa, HĐXX không quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt bị cáo ngay với ông Thực nên khi bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực bị cáo này vẫn được tại ngoại.
“Theo quy định sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án bị cáo không có kháng cáo, 30 ngày Viện Kiểm sát không có kháng nghị thì bản án cấp sơ thẩm sẽ có hiệu lực. Từ căn cứ trên Chánh án tòa cấp sơ thẩm sẽ ra quyết định thi hành án đối với bị cáo. Quyết định này sẽ được chuyển cho cơ quan thi hành án để bắt bị cáo để thi hành án.
Như vậy, sau khi bản án được tuyên, ông Phùng Đình Thực vẫn còn quyền kháng cáo, Viện kiểm sát vẫn còn quyền kháng nghị nên chưa thi hành án ngay với ông Thực. Việc ông Thực vẫn được tại ngoại và trở về nơi cư trú là bình thường”, luật sư Kiên nói.
Theo luật sư Kiên, sau 15 ngày bị cáo Phùng Đình Thực không kháng cáo hoặc Viện Kiểm sát không có kháng nghị về bản án thì Chánh án TAND TP.Hà Nội sẽ ra quyết định thi hành án đối với bị cáo và chuyển cho cơ quan thi hành án để thực hiện việc bắt bị cáo để thi hành án.
Luật sư Kiên cũng cho biết thêm, nếu bị cáo Thực có đơn kháng cáo thì trong thời gian trước khi diễn ra bị cáo có thể được tại ngoại. Tuy nhiên, trong thời gian này bị cáo có thể bị bắt tạm giam nếu tòa án nhận thấy cần thiết để đảm bảo cho việc xét xử và thi hành án.
“Nếu án Phúc thẩm cũng tuyên y án với bị cáo thì có hiệu lực ngay tại phiên tòa bởi theo quy định án Phúc thẩm là có hiệu lực ngay. Sau đó HĐXX cấp phúc thẩm sẽ chuyển để Chánh án cấp sơ thẩm ra quyết định thi hành án”, luật sư Kiên nói.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
- Tới chợ Viềng Nam Định ngày đầu xuân để… “mua may bán rủi”
- Bí mật từ những “thợ săn học bổng” du học
- Cá nướng úp chậu – món ngon đặc sản Nam Định
- Nữ sinh “đất học” Nam Định vượt khó giành 27 điểm khối C
- Ra mắt thất bại vì không biết nấu ăn, cô nàng quyết lao vào bếp “phục thù” và kết quả mỹ mãn
- Nước mắm Giao Châu
- Chàng trai Nam Định cùng người yêu xây ‘lâu đài hạnh phúc’ nhờ mê phượt
-
Múa bài bông: Loại hình nghệ thuật độc đáo thời Trần
-
Quy trình làm chả cá Hùng Vương, Giao Thủy – Nam Định
-
Nam Định: Đầu tư xây dựng đô thị văn minh, hiện đại
-
Cận cảnh đoàn motor “khủng” tiễn đưa Trần Lập về đất mẹ
-
Vụ cột điện 220KV làm bằng Bêtông trộn… đất: Nhà thầu tự đào móng công trình, lấy mẫu xét nghiệm
-
Hàng nghìn người dự khai mạc Lễ hội Phủ Dầy 2016
-
Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc
-
Vụ nữ sinh lớp 10 tử vong dưới mương nước: Chuyển Công an tỉnh Nam Định điều tra
-
Trả hồ sơ, điều tra lại vụ giang hồ Nam Định bắn người
-
Trưởng phòng quản lý đô thị ngoại tình vì cảm giác lạ, đền 500 triệu
-
Quán phở độc nhất vô nhị ở Thành Nam: 13 năm vẫn một giá 5.000 đồng
-
Đền Trạng Nguyên Nguyễn Hiền
-
Con Móng Tay – Đặc Sản vùng biển Nam Định
-
Phở Nam Định – Món ngon khoản đãi bạn bè
-
Thầy cúng truy sát cả nhà hàng xóm ở Nam Định đã tử vong