Vụ con đường 7 tỷ ở Nam Đinh dùng tay cậy đã bong: ‘Cần truy trách nhiệm giám sát thi công’

Vụ con đường 7 tỷ ở Nam Đinh dùng tay cậy đã bong: ‘Cần truy trách nhiệm giám sát thi công’

Theo ý kiến chuyên gia, một con đường dài 1,3 km có giá 7 tỷ đồng nhưng sau hơn 10 ngày thi công chỉ cần tay cũng cậy đá lên được thì rõ ràng không đảm bảo. Trách nhiệm chính thuộc về đơn vị thi công và người giám sát.

Chỉ cần quan sát bằng mắt thường cũng thấy rõ đoạn đường này có đảm bảo chất lượng hay không? – (Ảnh: Đình Huy).

Vụ việc con đường dài khoảng 1,3 km được đầu tư 7 tỷ đồng đi qua thôn Thọ Tung (xã Nam Hùng, Nam Trực, Nam Định) mới được hoàn thiện hơn 10 ngày đã xuống cấp nghiêm trọng khiến dư luận bức xúc.

Trao đổi với PV, một số chuyên gia giao thông, xây dựng cho rằng, một con đường dài 1,3 km có giá 7 tỷ đồng nhưng (khoảng 50 triệu/m) mà sau hơn 10 ngày thi công chỉ cần tay cũng cậy đá lên được thì rõ ràng không đảm bảo.

Cũng theo các chuyên gia trách nhiệm chính trong vụ việc nói trên thuộc về đơn vị giám sát và đơn vị thi công.

Phạm Sanh – Chuyên gia giao thông nhận định: Cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ xem công trình đã được nghiệm thu chưa? Tại sao quá trình thi công mà phía giám sát không phát hiện, để khi người dân và báo chí phản ánh mới đi làm lại?

Trong khi đó, một chuyên gia khác cho rằng, điều mất lớn nhất trong việc này là niềm tin của người dân địa phương bởi sau khi phát hiện thì các bên đã đi làm lại đường.

Do đó, cơ quan chức năng tỉnh Nam Định cần vào cuộc chỉ rõ trách nhiệm đúng, sai trong vụ việc nói trên để làm gương, lấy lại niềm tin của người dân.

Trước đó, TS Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, những đoạn làm xong mà người dân dùng tay moi được đá lên có thể là do chất lượng làm không đảm bảo hoặc do làm ẩu và bị rút bớt vật tư cần thiết làm nhựa.

Ông Thủy phân tích: “Có thể đoạn đường trên kém là do nhựa không đảm bảo chất lượng, dù đã được nén nhiều nhưng người dân vẫn bốc đá nên được chứng tỏ nó bị rữa, hoặc cát quá nhiều, lượng nhựa ít, các thành phần không đảm bảo công nghệ theo quy định. Trong nhựa có đá và cát, có thể do tỉ lệ đá và cát quá cao, lượng nhựa là cái gắn kết thì lại ít và các thành phần khác chưa đảm bảo. Vì vậy đoạn đường này có khả năng bị rút ruột”.

Tuy nhiên, sau khi được người dân phát hiện và đoàn thanh tra ở tỉnh, huyện về kiểm tra thì thấy chất lượng đường rất kém nên các đơn vị thi công đã làm lại con đường bằng cách rải thêm một lớp nhựa lên bề mặt đường cũ.

Vậy việc rải nhựa đè lên những mặt những lớp nhựa không đạt chất lượng có để lại hậu quả xấu không?

Nguyễn Nam/Tạp chí SHTT


TOP