Đầu năm mới, mong muốn đi lễ, hành hương là phần không thể thiếu trong tâm niệm mỗi người Việt. Đến đây, không chỉ dừng lại ở việc cầu bình an và may mắn mà còn là nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của dân tộc.
1. Đền Hùng
Lễ hội chính của Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ) là ngày 10.3 Âm lịch nhưng người dân đã đi lễ từ những ngày đầu năm mới. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc Việt, là nơi các vua Hùng dựng nước. Người dân đi lễ chùa không đơn thuần chỉ là cầu may, cầu lộc mà còn để du ngoạn, bỏ lại những bộn bề cuộc sống ở phía sau để tận hưởng nơi tĩnh mịch, linh thiêng trong tiết trời mùa xuân.
2. Đền Bà Chúa Kho
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt, hiếm có ngôi đền nhỏ nào lại thu hút nhiều khách thập phương, đặc biệt là giới kinh doanh, buôn bán như đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi đền này đông đúc vào dịp là đầu năm và cuối năm.
Theo lưu truyền, Bà Chúa Kho có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh). Khi bà mất, nhà vua thương tiếc nên phong cho Bà là Phúc Thần và người dân lập đền thờ tưởng nhớ công lao của Bà. Từ đó, những người kinh doanh dâng lễ đến cửa Bà với mong muốn việc kinh doanh, buôn bán trong năm mới được suôn sẻ và nhiều may mắn.
3. Đền Trần
Ngày 14 tháng Giêng, Lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) chính thức diễn ra. Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng.
Đây là tục lệ cổ tại Tiên Miếu nhà Trần (Phủ Thiên Trường xưa) với ý nghĩa nhân văn là cầu mong cho quốc thái, dân an; thiên hạ thái bình, thịnh trị; động viên mọi người bước vào năm mới mạnh khỏe, lao động hăng say, học tập, công tác tốt.
4. Chùa Hương
Nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, chùa Hương là một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn, đặc biệt là những dịp đầu Xuân thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt. Hành trình đến với chùa Hương không chỉ là hành trình về đất Phật, mà còn là dịp để thưởng ngoạn vẻ đẹp thiên nhiên trù phú.
5. Yên Tử
Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân hàng năm. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ.
Hàng năm không chỉ Phật tử mà hàng ngàn du khách đến đây dâng hương. Trên đường đi, du khách có cơ hội chiêm ngưỡng những ngôi chùa, ngọn tháp bên những con suối, rừng cây. Lên đỉnh núi tựa như chạm đến cổng trời. Khi trời quang mây tạnh, từ đây có thể phóng tầm mắt dõi nhìn khắp vùng biển miền Đông Bắc.
PV (TH) – laodong.vn
- Nghề làm bún của làng Phong Lộc Tây
- Tháp Phổ Minh – Ngọn tháp 700 tấn trụ vững ở vùng chiêm trũng
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Kẹo Dồi Nam Định – Ngọt ngào hương vị tuổi thơ
- Noel xứ đạo Bùi Chu
- Nam Định: Siêu khủng với đám cưới tại Lâu Đài Lan Khoa Khuê
- Chuối Ngự Nam Định – Món quà tiến Vua
- Dệt may Nam Định bị phạt 200 triệu đồng
- Độc đáo nghi lễ rước đuốc trong lễ hội Phủ Dầy
- QL10 Nam Định: Chợ cóc đe dọa an toàn quốc lộ
- Nhớ chợ Rồng xưa
- Clip Xe cứu thương vượt đèn đỏ đâm văng xe máy ở Nam Định
- Nam Định: Nghi vấn nhóm thanh niên dùng hung khí “xử nhau”, 1 người bị thương
- Hoàng hồn khi thấy ảnh Hoa hậu Kỳ Duyên trên bìa đĩa sex
- Huyện Vụ Bản, Nam Định: Hàng trăm hộ dân mất tiền vẫn phải dùng “nước bẩn”
- Nam Định: Phát hiện 500 mũ bảo hiểm không rõ nguồn gốc
- Nghi vấn bé gái trầm cảm bị lừa làm việc tại bãi tắm Quất Lâm
- Ý Yên: Clip Dân vây đánh 2 thanh niên nghi trộm chó trốn dưới kênh nước
- Vụ nữ sinh mang bầu nhảy cầu tự tử sau khi cãi vã với bạn trai: Nạn nhân mắc bệnh về não
- Giao Thủy: Ủng hộ đồng bào hứng chịu thiên tai bão lũ
- Ngôi nhà số 7 Bến Ngự – Tp.Nam Định
- Dự báo thời tiết 28/7: Mưa to kéo dài khắp miền Bắc