Có 5 trường hợp người dân bắt buộc phải đi đổi chứng minh nhân dân (CMND) sang thẻ căn cước công dân gắn chíp (CCCD) và 1 trường hợp phải xin cấp lại thẻ CMND.
Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP về chứng minh nhân dân, những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:
– Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
– Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
– Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Trường hợp bị mất chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Như vậy, có đến 5 trường hợp người dân bắt buộc phải đi đổi thẻ chứng minh nhân dân và 1 trường hợp phải xin cấp lại thẻ chứng minh nhân dân.
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.
Như vậy, nếu thuộc trường hợp phải đổi/cấp lại chứng minh nhân dân mà không đi đổi/cấp lại, người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 200.000 đồng.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2021, cả nước đã ngừng cấp chứng minh nhân dân và căn cước công dân mã vạch. Thay vào đó, thẻ căn cước công dân gắn chíp ra đời với nhiều tiện ích. Vì thế, nếu thuộc đối tượng đổi hoặc cấp lại chứng minh nhân dân, người dân cần phải đổi sang căn cước công dân gắn chíp.
Về việc đổi/cấp lại căn cước công dân mã vạch sang gắn chíp, thời điểm hiện tại, Luật Căn cước công dân 2014 và các văn bản pháp luật liên quan vẫn chưa đặt ra cơ chế xử phạt.
Tuy nhiên, người dân nếu thấy mình thuộc đối tượng tại Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014 thì nên chủ động xin đổi/cấp lại căn cước công dân gắn chip để thuận tiện cho các giao dịch với cơ quan Nhà nước, ngân hàng…
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây: Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này; Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được; Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; Xác định lại giới tính, quê quán; Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân; Khi công dân có yêu cầu.
2. Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây: Bị mất thẻ Căn cước công dân; Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam
- Hot girl Nam Định nóng bỏng bên sân cỏ hưởng ứng World Cup 2018
- Nam Định: Những chuyện kỳ lạ ở một ngôi chùa
- Du lịch tâm linh Nam Định: Ngôi chùa có tượng đá xanh lớn nhất Việt Nam
- Nhà thờ Giáo xứ Trực Chính – Nam Trực Nam Định
- Lạc bước vào trời Tây tại 4 nhà thờ đẹp quên lối về ở Nam Định
- Về phố Khách, Nam Định ăn bánh xíu páo
- Nam Định: Độc đáo cuộc đua thuyền ‘khắc nghiệt’ nhất Việt Nam
-
Nam Định: Em bé bị tivi rơi vào đầu đã qua đời
-
Nam Định: Nguyên nhân nào dẫn đến vụ ‘cố ý gây thương tích’ ở Mỹ Xá?
-
Nhớ mẹ, bé trai đạp xe hơn 100km từ Nam Định lên Hà Nội tìm mẹ
-
Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
-
Đền Trần Nam Định
-
Con Móng Tay – Đặc Sản vùng biển Nam Định
-
Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Đình Xám (Nam Định)
-
Mỹ Lộc: Phá sới bạc của anh em sinh đôi đúng ngày tân gia
-
Nam Định: Ô tô lao xuống sông, người dân nhảy xuống đ.ập v.ỡ kính giải cứu tài xế
-
Nhiều ngôi làng ở Nam Định chìm trong nước lũ
-
Vừa ra tù về tội hiếp dâm lại cùng người tình đi cướp xe ôm
-
VNPT khai trương dịch vụ VinaPhone 4G tại Nam Định
-
Bình minh trên nhà thờ đổ Nam Định
-
Ra mắt Vincom Shophouse Nam Định dự án siêu hấp dẫn
-
Khám phá Nam Định – Phần 1