Thành phố Nam Định có 25 trạm y tế phường, xã. Những năm qua, công tác xây dựng xã, phường đạt tiêu chí quốc gia về y tế đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành từ thành phố đến các phường, xã. Thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia (BTCQG) về y tế giai đoạn 2011-2020, hiện tại, Thành phố Nam Định đã có 13/25 xã, phường (đạt tỷ lệ 52%) được UBND tỉnh công nhận đạt BTCQG về y tế giai đoạn 2011-2020, đứng thứ 2 toàn tỉnh sau Hải Hậu gồm các xã: Nam Vân, Nam Phong, Mỹ Xá, Lộc Hòa và các phường: Văn Miếu, Hạ Long, Trường Thi, Thống Nhất, Vị Xuyên, Trần Đăng Ninh, Lộc Hạ, Lộc Vượng và Quang Trung. Dự kiến năm 2016, thành phố sẽ có thêm các phường: Cửa Bắc, Nguyễn Du, Trần Tế Xương được công nhận đạt BTCQG về y tế.
Đạt được kết quả trên, thực hiện Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22-9-2011 của Bộ Y tế, UBND Thành phố Nam Định đã sớm thành lập BCĐ, xây dựng kế hoạch triển khai BTCQG về y tế giai đoạn 2011-2020 của thành phố. Mục tiêu của thành phố phấn đấu đến năm 2015 có 13 xã, phường được công nhận đạt BTCQG về y tế giai đoạn 2011-2020; đến năm 2020 có 21/25 xã, phường hoàn thành và được công nhận đạt BTCQG về y tế, đạt 84%. Thực hiện lộ trình trên, Trung tâm Y tế thành phố giao nhiệm vụ cho cán bộ các khoa, phòng phụ trách từng tiêu chí. Các xã, phường đều thành lập BCĐ xây dựng BTCQG về y tế xã, phường, giao nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng lĩnh vực cụ thể. Trung tâm Y tế thành phố phối hợp với UBND các xã, phường sắp xếp, bố trí nhân lực đúng số lượng, chủng loại cán bộ theo quy định, phù hợp với quy mô dân số của từng xã, phường, từng bước đầu tư trang thiết bị sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất các trạm y tế đảm bảo theo quy định đạt chuẩn. Tính đến thời điểm hiện tại, thành phố đã có 16 xã, phường đạt BTCQG về y tế giai đoạn 2011-2020, trong đó có 13 xã, phường đã được UBND tỉnh công nhận đạt BTCQG về y tế. Trong đó các xã: Mỹ Xá, xã Nam Vân, phường Văn Miếu… có cơ sở vật chất, nhân lực trang thiết bị trạm y tế đạt chuẩn. Đặc biệt Trạm Y tế xã Mỹ Xá, ngoài cơ sở vật chất xanh – sạch – đẹp, còn có 2 bác sĩ và các trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm, xét nghiệm… phục vụ tốt công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Việc thực hiện BTCQG về y tế xã, phường giai đoạn 2011-2020 ở Thành phố Nam Định đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Sau khi các trạm y tế đạt BTCQG, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và chất lượng chuyên môn được nâng lên rõ rệt, góp phần thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo thuận lợi cho nhân dân được khám, chữa bệnh ban đầu ngay tại trạm y tế. Đặc biệt, các trạm y tế đã làm tốt công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao nhận thức và hành động của nhân dân về giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, giữ gìn đường phố phong quang sạch đẹp. 100% số hộ dân trên địa bàn thành phố đã dùng nước sạch trong sinh hoạt, trên 95% hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, 100% hộ gia đình dùng muối iốt thay cho muối thường. Cũng qua việc xây dựng chuẩn, các trạm y tế đã có đầy đủ các phòng chức năng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật y tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh. Trình độ chuyên môn của cán bộ các trạm y tế được nâng lên, có đủ khả năng sử dụng các trang thiết bị hiện đại phục vụ khám, chữa bệnh ở tuyến xã, phường. Mạng lưới CTV y tế được củng cố và đạt chất lượng trong công tác tư vấn, tuyên truyền ngay tại các hộ gia đình, góp phần hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đặc biệt, trước thực tế tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, tốc độ đô thị hóa nhanh, mật độ dân cư cao, dễ phát sinh các dịch bệnh nguy hiểm nhưng trong nhiều năm, thành phố đã tổ chức thực hiện và chỉ đạo tốt công tác giám sát phòng chống dịch nên các ca dịch đều được phát hiện kịp thời, khống chế, không để lan rộng. Đến hết 31-12-2015 thành phố đã đạt 72,92% tỷ lệ người dân tham gia BHYT.
Bên cạnh những thuận lợi, việc xây dựng xã, phường đạt BTCQG về y tế ở thành phố còn gặp không ít khó khăn. Cơ sở hạ tầng phần lớn các trạm y tế xuống cấp do nhiều trạm y tế điều kiện quỹ đất hạn hẹp nên chưa cải tạo, nâng cấp, chưa đảm bảo đủ các phòng chức năng phục vụ khám, chữa bệnh theo quy định. Ngoài ra, tiêu chí về y học cổ truyền còn khó khăn do các trạm thiếu quỹ đất xây dựng vườn thuốc nam mẫu, cơ cấu chủng loại cán bộ tại một số trạm y tế chưa hợp lý… Thời gian tới, Thành phố Nam Định tập trung huy động các nguồn lực để xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất các trạm y tế theo quy định của Bộ Y tế để đạt chuẩn theo quy định BTCQG về y tế, thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh cho nhân dân./.
- 4 vương cung thánh đường ở Việt Nam
- Cô gái Nam Định ‘bán trà đá’ trước cổng trường ĐH lại gây sốt khi công khai chuyện ‘đập mặt đi sửa lại’ và nâng ngực
- Nhà Thờ Đổ Hải Lý – Có Thể Bạn Chưa Biết
- Cô dâu trải lòng về đám cưới đầy vàng chấn động Nam Định
- Chân dung người chị gái trẻ trung, xinh đẹp của Chi Pu
- Nam Định: Con dâu mất việc mẹ chồng khinh ra mặt
- Chủ tiệm salon hớt tóc miễn phí cho người nghèo
-
Độc đáo nghi lễ rước đuốc trong lễ hội Phủ Dầy
-
Nam Định: Khởi tố nhóm đối tượng bắt 2 cô gái đem bán cho quán karaoke
-
Nam Định: Tưng bừng lễ kỷ niệm 20 năm tái lập huyện Xuân Trường
-
Cưỡng đoạt ngôi nhà con trai đã bán cho người khác là phạm tội hình sự?
-
Lịch cắt điện ở Nam Định từ ngày 17/9 đến 20/9
-
Tận cùng ngõ ngách, đâu đâu cũng phở
-
Hàng vạn du khách về hội Phủ Dầy
-
Giám đốc quê Nam Định cho vay nặng lãi bị bắt tạm giam
-
Vụ con trai ôm xăng đốt bố ở Nam Định: Người thân kể lại giây phút kinh hoàng
-
Lịch cắt điện ở Nam Định ngày 11 và 12/12/2019
-
Mỹ Lộc: Phá sới bạc của anh em sinh đôi đúng ngày tân gia
-
Ở Nam Định thì nên đi chơi những đâu ?
-
Tự hào Nam Định quê hương
-
Dệt may Nam Định bị phạt 200 triệu đồng
-
Điểm qua các quán cafe, trà sữa checkin tuyệt đẹp tại Nam Định