Không ít trường hợp trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc đông y chế biến từ dược liệu bẩn, rất khó truy xuất nguồn gốc, và không kiểm chứng được chất lượng… đã phải nhập viện cấp cứu.

Người dân thu hái tại vùng trồng quất dược liệu (Ảnh: CTV)
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng, trong trường hợp bị ho, cảm cúm thì việc sử dụng các bài thuốc dân gian là rất đáng khuyến khích, đồng thời hạn chế được tác dụng phụ do kháng sinh gây ra. Việt Nam có rất nhiều bài thuốc dân gian phong phú, phổ biến là các bài thuốc trị ho – cảm như: như húng chanh hấp đường phèn, quất – gừng – mật ong hấp cách thủy… có tác dụng như một kháng sinh tự nhiên và đứng đầu bảng trị các bệnh về hô hấp.
“Việc kê đơn cho bệnh nhi bị ho bằng các loại si rô thảo dược cũng được khuyến khích từ lâu, bởi nhiều loại sản phẩm siro ho đông dược rất hiệu quả, giúp giảm ho, long đờm khi dùng một mình, hay kết hợp với tân dược”- ông nói.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cũng chia sẻ, trong những năm làm nghề, ông đã cấp cứu khá nhiều ca trẻ bị ngộ độc cấp do sử dụng thuốc đông y chế biến từ dược liệu bẩn.
Các sản phẩm làm từ dược liệu kém chất lượng có các yếu tố gây hại từ phân bón, dư lượng thuốc trừ sâu, kim loại nặng, chất bảo quản, tỉ lệ nhiễm nấm mốc cao…, và càng cho trẻ uống siro lâu thì chất độc hại tích tụ trong cơ thể càng gây ra các vấn đề về sức khỏe – dù có thể đã chữa được một loại bệnh nào đó”- ông phân tích.
Siro ho cần được làm từ dược liệu sạch trên thị trường, có chứng nhận của Bộ Y tế về nguồn gốc xuất xứ… Dù là siro trị ho hiệu quả, bố mẹ cũng cần có tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng, và không quá lạm dụng.
Theo bà Hoàng Thị Thu Hương – cán bộ điều phối Dự án Biotrade (hỗ trợ Việt Nam phát triển 50 chuỗi giá trị dược liệu sạch vào năm 2020), cha mẹ chọn siro ho cho trẻ cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ nguồn gốc chiết xuất sản phẩm… Kiểm tra ngay những thông tin tiêu chuẩn chất lượng của siro ho được in trên bao bì theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế và WHO. Siro ho được làm từ dược liệu đạt chuẩn sẽ được dán tem BIOTRADE, hoặc GACP-WHO.
Hiện có vùng trồng quất dược liệu tại xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định đã được Viện Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế thẩm định từ tháng 9.2017 đạt tiêu chuẩn GACP-WHO. Hiện vùng trồng này đã có thể cung cấp sản lượng 50 tấn dược liệu/năm để sản xuất siro ho.
Theo Thùy Linh( laodong.vn)
- Cô dâu trong đám cưới khủng tại Nam Định nói gì khi bị chê lãng phí…
- Phở gia truyền nổi danh khắp bàn dân thiên hạ, từ Nam chí Bắc
- Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc
- 9x Nam Định: giảm 12kg sau 1 năm và có thân hình đồng hồ cát lý tưởng: Đây là bí quyết của cô gái ấy
- Nữ sinh Nam Định sở hữu nụ cười răng khểnh rất đáng yêu
- 179 công an, thanh tra tham gia đảm bảo giao thông chợ Viềng
- Du Lịch Làng Chân Dài Tại Nam Định
-
Đang chở con nhỏ, bố bị giang hồ chém chết: Linh ‘trọc’ khai do lỡ tay
-
Nam Định: Nhức nhối nạn xe dù, bến cóc tại huyện Hải Hậu
-
Bé trai nặng kỷ lục 6,1 kg chào đời ở Nam Định
-
Ngày mai xét xử phúc thẩm vụ nam sinh sát hại người phụ nữ tại chung cư
-
Hình dáng Thăng Long giữa lòng Nam Định
-
Nam Định: Vụ “Công an bắt đánh bạc” – Cơ quan điều tra truy nã người không bỏ trốn?
-
Tasco 6 lên tiếng về thông tin trạm BOT Mỹ Lộc thu phí trở lại vào 1/3
-
Biến lớn tại Ngã 6 Nam Định
-
Băng qua đường sắt không quan sát, xe máy bị tàu hoả đâm trúng khiến 3 người tử vong
-
Công an huy động hơn 200 người phân luồng tại hội Chợ Viềng
-
Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
-
Phá băng trộm lấy một lúc 7 xe máy trong khu nhà trọ
-
Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tư pháp Nam Định
-
Đi thăm bạn trai, 2 cô gái trẻ bị bắt giữ để bán cho quán karaoke
-
Nông dân thiệt hại nặng nề do bão số 1: “Tôi mất trắng rồi…”