Gần 20 năm nay, người dân thôn Lương Xá, xã Lộc Hòa rất bức xúc khi phải sống chung với ô nhiễm môi trường do bãi rác thải lớn nhất TP Nam Định (Nam Định) gây lên. Sự việc càng trở nên nghiêm trọng khi mới đây, nhà máy xử lý rác thải, Công ty cổ phần Môi trường Nam Định đào múc thêm hố chôn lấp rác thải rộng 1ha, ngay sát khu dân cư.
Theo đơn thư phản ánh, kiến nghị của chính quyền và nhân dân xóm 4 Lương Xá gửi các cơ quan chức năng, nhiều năm nay, người dân phải chịu ảnh hưởng ô nhiễm nguồn nước, không khí từ bãi rác thải của TP.Nam Định.
Tình trạng ô nhiễm kéo dài nhiều năm không được khắc phục, gây đảo lộn cuộc sống người dân, nay nhà máy xử lý rác thải lại đào thêm hố chôn lấp khiến người dân lo lắng, bức xúc. Từ đó, người dân đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền TP Nam Định giải quyết.

Bãi rác đủ thứ hỗn độn bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm.

Hố chôn lấp rác thải vừa được đào thêm, ngay sát khu dân cư.
Nội dung văn bản cũng nêu rõ: “Hiện nay, nhà máy tiếp tục mở rộng ao về phía Tây làng, vây quanh các nhà dân. Đây là nội dung các hộ dân đặc biệt quan tâm. Qua nắm bắt tình hình, các hộ dân lo ngại nếu đào ao này để chôn lấp rác thì gần nhà dân quá sẽ không đảm bảo cho sức khỏe của nhân dân và nhân dân sẽ kiên quyết phản đối”.
Chủ tịch UBND xã Lộc Hòa Hoàng Ngọc Nghi, cho biết: Bãi rác thải TP.Nam Định rộng khoảng 23 ha nằm trọn trên diện tích đất của thôn Lương Xá.
Nhiều năm nay, bãi rác gây ô nhiễm khiến nhân dân thôn Lương Xá bị ảnh hưởng. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất, trực tiếp nhất là nhân dân xóm 4 của thôn. Xóm có gần 100 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu.

Khu dân cư cách bãi rác ô nhiễm một bức tường bao
Từ đó đến nay, rác của toàn TP.Nam Định được tập kết về đây để xử lý ngày càng nhiều, khoảng hơn 200 tấn mỗi ngày, khiến cho bãi rác, khu xử lý trở nên quá tải.
Theo người dân phản ánh, quy cách đào hố, xây tường để chứa rác thải được công ty và chính quyền địa phương quy định rõ bằng văn bản. Mỗi lần rác được đổ xuống hố phải phủ một lớp đất dày 20 cm và chỉ được phép đổ bằng mặt đất, kèm theo đó là hệ thống phun xử lý ruồi muỗi, vi sinh…
Nhưng bây giờ các hố đổ toàn rác, không đổ đất chôn lấp; hệ thống tường bao quanh bãi rác được xây cao 2m so với mặt đất, nhiều chỗ rác thải đã đổ vượt tường bao, tràn cả ra ngoài.

Nguồn nước tại kênh mương cạnh khu xử lý rác luôn đen đặc.
Bãi rác thải tập kết đủ thứ hỗn độn từ chăn chiếu cũ, vỏ chai lọ, túi nilon và cả thức ăn thừa… luôn bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Điều đáng nói, bãi rác đang gây ô nhiễm nghiêm trọng này chỉ cách các nhà dân của xã Lộc Hòa, TP.Nam Định và xã Mỹ Thành, Mỹ Hưng của huyện Mỹ Lộc bằng một bức tường bao cao hơn 2m.
Vì vậy, mùi rác thải hôi thối bốc lên, theo gió phả vào các ngôi làng xung quanh, khiến không khí lúc nào cũng ngột ngạt. Nhiều nhà phải lắp cửa kính, đóng cửa kín cả ngày, nhưng cũng không ngăn được sự ô nhiễm bủa vây. Nước từ bãi rác còn rỉ ra đen đặc chảy vào các ao hồ, kênh mương tưới tiêu, gây ô nhiễm nguồn nước.

Đơn kiến nghị của chính quyền và nhân dân xóm 4 Lương Xá.
Ông Hoàng Trung Đương, trưởng xóm 4 Lương Xá, cho biết thêm: “Thời tiết mùa này càng làm cho ô nhiễm không khí nặng thêm. Mấy hôm vừa rồi sương xuống, không có gió, áp lực khí của bãi rác đẩy lên, khiến cả làng phải chịu đựng mùi hôi thối. Vừa rồi, nhà máy đào thêm hố chôn lấp sát dân quá. Như vậy, người dân sẽ lại phải chịu mùi xú uế, ô nhiễm từ rác, ảnh hưởng sức khỏe là không thể tránh khỏi. Chúng tôi cũng chỉ biết đề nghị lên cấp trên thôi”.

Văn bản số 325-BC-UBND, ngày 16112017 của UBND xã Lộc Hòa.
Hố chôn lấp rác này có diện tích khoảng 1ha, sâu 4,5m, đang được hoàn thiện ở công đoạn cuối cùng và chỉ vài ngày tới nhà máy sẽ tiến hành đổ rác thải.
Không chỉ thôn Lương Xá, xã Lộc Hòa mà gần 20 năm nay, người dân thôn Dị Sử, xã Mỹ Thành và Làng Gôi, xã Mỹ Hưng của huyện Mỹ Lộc cũng bị ảnh hưởng ô nhiễm không khí, nguồn nước từ bãi rác thải TP.Nam Định.
Thế nhưng, tỉnh Nam Định lại tiếp tục quy hoạch, mở rộng khu xử lý rác thải này về phía huyện Mỹ Lộc. Hiện nay, UBND huyện Mỹ Lộc đã thực hiện xong việc thu hồi, đền bù giải phóng mặt bằng gần 9,8ha đất của 72 hộ dân thôn Dị Sử, xã Mỹ Thành. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng nghìn hộ dân ở các xã lân cận sẽ phải tiếp tục sống trong môi trường ô nhiễm.
Theo Xuân Phương – Hà Nam Hương( báo tài nguyên và môi trường)
- Các rạp chiếu phim, kịch tại Thành Phố Nam Định
- Nam Đinh: “Phát hờn” với cây khế cổ thụ giá gần nửa tỷ
- Hải Hậu: Bèo bọt hạt muối không nuôi nổi diêm dân
- Nhà thờ Trái tim: Khi hoang tàn thành chốn rong chơi
- [Ảnh tư liệu]: Chủ tịch Hồ Chí Minh 3 lần về thăm Nhà máy Dệt Nam Định
- Giải mã ngôi mộ độc đáo nhất đất Nam Định
- Nước mắm Giao Châu
-
Trao nhà tình nghĩa cho cựu TNXP ở Nam Định
-
Thành Nam văn hiến trong văn hoá ẩm thực…
-
5 CSGT rượt bắt thanh niên phóng xe bạt mạng trên đường
-
Top 10 trường cấp 3 đứng đầu tỉnh Nam Định
-
Nam Định: Giáo viên mầm non bị tố cầm tiền xin việc rồi “mất tích”?
-
Nam Định: Điều tra vụ nữ cán bộ tỉnh bị cướp hơn 100 triệu đồng giữa đường
-
Ý Yên-Nam Định: Thêm hai người chết trên đường ray tàu hỏa
-
Thanh niên mang 4 cá thể hổ con đi bán
-
Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2017
-
Cứu hộ cá thể gấu chó tại Nam Định
-
Chiêm ngưỡng cây cảnh độc đáo giá bạc triệu ở phiên chợ bán rủi cầu may đầu năm
-
Nam Định: Kia Cerato húc tung xe máy, phụ nữ thoát chết kỳ lạ
-
Nam Định: Bàn chuyện mua đất chôn lợn
-
MÓN NGON NGÀY TẾT: Cá bống bớp 300.000 đ/kg được chị em “săn” ăn Tết
-
Nam Định: Tá hỏa phát hiện thi thể nam giới giữa cánh đồng, bên cạnh chiếc xe gắn máy