Sau 10 năm nghiên cứu và sản xuất, đến nay ông Trần Phi Công (SN 1959, thôn Bồi Tây, xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định) sở hữu gần 2.300 chậu hoa địa lan Hoàng Vũ.
“Nhiễm” thú chơi lan từ nhạc phụ
Vườn lan Hoàng Vũ của ông Trần Phi Công được Hội đồng biên soạn Tổ chức kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là “Vườn địa lan Hoàng Vũ tư nhân lớn nhất cả nước” vào ngày 19/1/2017.
Ông Công đến với nghề trồng lan Hoàng Vũ cũng thật bất ngờ. Bố vợ ông là cụ Nguyễn Văn Nâm, một trong những người ở Nam Định đam mê thú chơi lan Hoàng Vũ nên ông Công cũng “nhiễm” địa lan từ cụ. Và, từ đó ông tâm huyết với loài cây này không kém bố vợ mình.
Hàng ngày, ông qua nhà bố vợ học hỏi kinh nghiệm chăm sóc và tìm hiểu thú chơi về loài “Nữ hoàng địa lan” này. Nắm bắt thị trường lan Hoàng Vũ ở trong nước rất lớn nhưng còn thiếu những vườn có quy mô lớn, giống lan quý hiếm để đáp ứng nhu cầu người chơi. Sau nhiều ngày tính toán, bàn bạc với gia đình, ông Công quyết định trồng lan Hoàng Vũ.
Năm 2007, ông Công bỏ ra 85 triệu đồng để mua 10 chậu lan Hoàng Vũ về gây dựng và hàng trăm triệu đồng để xây dựng nhà xưởng trồng lan tại chợ Dần (xã Trung Thành, huyện Vụ Bản). Tích góp dần dần, vườn lan của ông Công ngày càng lớn mà diện tích lại càng ít đi. Để mở rộng diện tích, năm 2011, ông đã mạnh dạn mua đất, xây dựng vườn tại xã Mỹ Phúc.
Vườn rộng trên 5.000m2, trong đó có 2 khu vực trồng lan Hoàng Vũ rộng trên 1.000m2 được rào kiên cố bằng sắt, lưới thép bao xung quanh, trên mái được che chắn bằng lưới nilon, có hệ thống tưới nước tự động.
Bao quanh toàn bộ khu vườn là hệ thống mương nước có tác dụng tạo không khí ẩm cho cây lan phát triển, có khu vực ủ phân bón, làm đất. Tổng giá trị đầu tư vườn địa lan Hoàng Vũ khoảng 3,5 tỷ đồng.“Ngày xưa các cụ trồng lan Hoàng Vũ là chỉ để chơi, thưởng thức mùi hương và giao lưu chứ không phải mục đích trồng để làm kinh tế. Nhận thấy nhu cầu chơi lan Hoàng Vũ ngày càng nhiều, tương lai phát triển rất rõ mà quy mô trồng không nhiều nên tôi đã mạnh dạn đầu tư trồng giống lan này”, ông Công chia sẻ.
Sau 10 năm gây dựng, đến nay ông Công đang sở hữu 2.300 chậu lan Hoàng Vũ, trong đó có 1.000 chậu hoa giống và 1.300 chậu hoa chuẩn bị bán thương phẩm. Đến đầu năm 2017, vườn địa lan Hoàng Vũ Thành Công của ông mới chính thức bán sản phẩm lan giống và lan thương phẩm ra thị trường.
Hiện tại, lan Hoàng Vũ của gia đình ông được bán với giá dao động từ 300 – 600 nghìn đồng/chậu hoa giống và 10 – 20 triệu đồng/chậu hoa thương phẩm, tùy thuộc vào cây to, khỏe, hoa đẹp.
Còn hơn 1 tháng nữa, mới đến tết Nguyên đán nhưng thị trường hoa lan Hoàng Vũ ở Nam Định đã bắt đầu sôi động. Nhiều người yêu hoa lan Hoàng Vũ ở các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình… đang đua nhau về vườn lan nhà ông Công để chiêm ngưỡng và đặt hàng.
Văn hóa chơi lan
Dẫn chúng tôi đi tham quan vườn lan Hoàng Vũ của gia đình, kỷ lục gia Trần Phi Công bảo, lan Hoàng Vũ được người yêu hoa đánh giá là “Nữ hoàng địa lan”, là đỉnh cao trong các loài hoa, bởi loài này đẹp tổng thể từ thân, lá, độ cao của hoa, cho đến màu sắc, hương thơm. Lá của cây lan Hoàng Vũ mềm, mướt, luôn vặn kiếm, đầu nhọn, tỏa ra ôm trọn lấy chậu rất đẹp.
Hoa lan Hoàng Vũ màu vàng, to nhất trong các loại lan, các cánh hoa lúc nào cũng hướng về ánh sáng, mềm mại như đang múa. Thân cây cứng cáp, hương thơm man mác. Không chỉ đẹp, lan Hoàng Vũ còn đòi hỏi người trồng, chăm sóc phải có kinh nghiệm, kỳ công nên có giá trị kinh tế cao.
Để chơi lan Hoàng Vũ đúng cách trong dịp tết, theo ông Công, người chơi lan Hoàng Vũ phải tinh tế, hiểu được văn hóa chơi cũng như cái đẹp, giá trị của loài lan này. Nên bỏ chậu lan Hoàng Vũ lúc đẹp nhất (khi hoa đang nở rộ) vào nhà chơi tết và khi nào lan sắp tàn thì nên đem ra ngoài.Ông Công lý giải: “Lan Hoàng Vũ thường được chơi vào những ngày tết, nó tượng trưng cho những gì tinh túy nhất trong những ngày đầu năm mới. Vì vậy, khi đưa chậu lan vào nhà phải trọn vẹn, lan đang thời kỳ nở rộ, ý muốn nói năm mới luôn đầy sức sống, mãnh liệt và khi đón tết xong thì nên bỏ chậu lan ra ngoài, ý muốn nói phải trân trọng và nhớ đến loài hoa này. Chứ chơi tàn hết hoa mới đem ra ngoài thì không còn đọng lại cảm xúc…”.
Đặc biệt, một chậu lan Hoàng Vũ đầy đủ ý nghĩa nhất, chơi trong những ngày tết phải đủ 3 thế hệ hay còn gọi là gia đình “Tam đại đồng đường” gồm lan mẹ, lan con, lan cháu, ý muốn nói sự sum họp của gia đình trong ngày Tết, thể hiện lối sống mẫu hệ, một gia đình nương tựa vào nhau mà sống.
Cũng theo ông Công, chậu hoa lan Hoàng Vũ đủ 3 năm thì sẽ cho hoa chất lượng nhất, hương thơm ngào ngạt. Mỗi chậu hoa nên giữ khoảng 7 – 9 ngồng hoa là đẹp nhất, không bị rối mắt.
Nói về kỹ thuật trồng lan Hoàng Vũ, ông Công chia sẻ, trồng loài lan này phải đòi hỏi kỹ thuật cao hơn các loài hoa khác như dễ mắc bệnh (bệnh thối rễ, thối nõn) mà mắt thường không nhìn thấy. Ngoài ra, chế độ chăm sóc luôn được đặt lên hàng đầu, đây là vấn đề cốt lõi, người trồng phải đầu tư đủ thời gian cho cây, tìm hiểu đặc tính của loài hoa này…
Theo Mai CHiến( nông nghiệp)
- Về Nam Định ăn phở 5 nghìn
- Nghĩa Hưng: Kiểng lạ 100 tuổi, có lá tỏa hương thơm độc đáo trên đất Thành Nam
- Hoa hậu Kỳ Duyên viết tâm thư thứ 2 sau bão scandal
- Ý Yên: 2 NẤM MỘ, 3 MẠNG NGƯỜI – Thảm kịch trong một buổi chiều định mệnh
- Nam Định có món phở bò – Tinh hoa ẩm thực của người Thành Nam
- Rùa biển dài 1,2m bị thương, dạt vào bờ biển Nam Định
- Xôi Xíu Nam Định – Hương vị quê nhà
- Nam sinh lớp 11 ở Nam Định chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời
- Chùa Lương (Phúc Lâm) Nam Định
- Mẹ nhảy lầu tự tử khi đưa con 4 tuổi đuối nước vào bệnh viện Nhi Nam Định cấp cứu
- Dược phẩm PQA với cuộc thi “Món ngon dành tặng một nửa thế giới”
- Làng làm kèn Tây duy nhất cả nước tại Nam Định
- Đền Bảo Lộc – Nam Định
- Clip Xe cứu thương vượt đèn đỏ đâm văng xe máy ở Nam Định
- Nam Định: Hội chùa Lương
- Lễ hội truyền thống đền Trần năm 2017
- Học làm đặc sản nộm rau câu, Nam Định
- Xem xét thành lập thêm thị trấn mới thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định
- Công điện khẩn của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai khẩn cấp các biện pháp ứng phó với bão số 11
- Nam Định: Khám phá ngôi làng mang hình cá chép
- Phà nối Ninh Bình – Nam Định đột ngột bị dừng khó hiểu dịp Tết
- Tất tần tật bí kíp cầm 200 nghìn, tự tin “oanh tạc” ẩm thực Nam Định trong vòng một ngày