Bị cáo Đinh La Thăng bị toà sơ thẩm tuyên 13 năm tù trong vụ án liên quan dự án Nhiệt điện Thái Bình 2. Hôm nay, ông Thăng hầu toà phúc thẩm.
Hôm nay (7/5), TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) liên quan Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, theo đơn kháng cáo của các bị cáo.
Phiên toà dự kiến diễn ra trong 10 ngày. Chủ tọa phiên phúc thẩm là ông Nguyễn Văn Sơn.
Cựu Chủ tịch HĐTV PVN Đinh La Thăng kháng cáo cho rằng, bản án sơ thẩm chưa xem xét đầy đủ, toàn diện, khách quan và giới hạn phạm vi trách nhiệm của bị cáo và đề nghị Tòa án phúc thẩm xem xét lại tội danh, hình phạt và mức liên đới bồi thường trách nhiệm dân sự đối với mình.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh kháng cáo kêu oan, cho rằng mình không tham gia vào các hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và “Tham ô tài sản” như bản án sơ thẩm (ngày 22/1) đã tuyên.Bị cáo đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại cả hai tội danh nói trên và xem xét lại toàn bộ trách nhiệm hình sự, dân sự cho mình.
Các bị cáo khác có đơn kháng cáo xin Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết theo trình tự phúc thẩm để giảm nhẹ hình phạt tù, giảm nhẹ mức bồi thường dân sự, xem xét áp dụng bổ sung các tình tiết giảm nhẹ.
Trước đó, tại phiên toà sơ thẩm, TAND TP. Hà Nội tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng mức án 13 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Bị cáo Trịnh Xuân Thanh bị tuyên 14 năm tù về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, tù chung thân về tội “Tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội danh là tù chung thân.
Các bị cáo khác trong vụ án chịu mức án từ ba năm tù nhưng cho hưởng án treo đến 22 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, các bị cáo trong nhóm tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” buộc phải bồi thường thiệt hại cho PVN số tiền hơn 119 tỷ đồng, trong đó bị cáo Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh mỗi bị cáo bồi thường số tiền 30 tỷ đồng.
Các bị cáo phạm tội “Tham ô tài sản” phải liên đới bồi thường cho PVC số tiền hơn 11,8 tỷ đồng, trong đó Trịnh Xuân Thanh bồi thường gần 4,4 tỷ đồng…
Cơ quan tố tụng xác định trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐTV PVN, có vai trò chính trong việc đề ra chủ trương và chỉ định PVC thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định,
sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị cáo Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng một số bị cáo khác lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng một số bị cáo trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.
Vụ án xảy ra tại PVN và PVC được HĐXX cấp sơ thẩm đánh giá là vụ án kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Hầu hết các bị cáo đều là cán bộ chủ chốt, được Nhà nước và nhân dân giao quản lý nguồn tài nguyên quốc gia, giao thực hiện dự án công trình trọng điểm.
Tuy nhiên, lợi dụng vị thế và đặc thù, ưu đãi của tập đoàn dầu khí, vì động cơ khác nhau mà các bị cáo đã thực hiện hàng loạt hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho Nhà nước và để lại nhiều hệ luỵ./.
Trong vụ án liên quan đến việc góp vốn 800 tỷ đồng của PVN vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (Oceanbank), bị cáo Đinh La Thăng bị tuyên phạt 18 năm tù giam về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Về trách nhiệm dân sự, tòa tuyên buộc bị cáo Đinh La Thăng cùng 6 đồng phạm liên đới bồi thường 800 tỷ đồng cho cho PVN. Trong đó, ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm bồi thường 600 tỷ đồng vì là người phải chịu trách nhiệm chính.
Nam Sơn/VOV.VN
- “Đi ăn cỗ, bạn có đem đồ thừa mang về không?” – câu hỏi khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa
- Côi cút phận già, người trẻ trong cô nhi viện Văn Giáo-Nam Định
- Nữ sinh “đất học” Nam Định vượt khó giành 27 điểm khối C
- Nếp cái Quần Liêu, tám xoan Xuân Đài
- Giao Thủy: Chung tay giúp đỡ bé gái bị căn bệnh Máu Trắng
- Du Lịch Làng Chân Dài Tại Nam Định
- Ý Yên: Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng với đam mê nuôi lợn
- Cầu Đò Quan Nam Định trở thành nơi tự tử từ khi nào ?
- Nông dân thiệt hại nặng nề do bão số 1: “Tôi mất trắng rồi…”
- Triệt xóa tụ điểm buôn bán ma túy ở Nam Định
- Bánh chưng bà Thìn – Nam Định
- Nam Định: Băng qua đường quốc lộ, một người bị cuốn vào gầm xe
- Nam Định: Người đàn ông bị nhóm côn đồ sát hại khi đang đi trên đường
- Nam Định: Nữ sinh 15 tuổi nhảy cầu Vòi tự tử
- Nam Định: Nông dân tranh thủ ‘vớt vát’ lúa mùa
- Bão số 3 khiến hơn 700ha lúa mùa của Nam Định chìm trong nước
- Nam Định: Phát hiện người đàn ông tử vong trên đường chưa rõ nguyên nhân
- Cồn Vẽ, mảnh đất phất như cồn
- Nam Định: Phát hiện thi thể bé sơ sinh gần cầu Đò Quan, nghi bị mẹ vứt bỏ
- Vợ mang bầu mất tích hơn 30 ngày, chồng mòn mỏi tìm kiếm khắp nơi
- Nam Định: Không khí rộn ràng của làng làm đèn ông sao Báo Đáp
- Bé trai nặng kỷ lục 6,1 kg chào đời ở Nam Định