Việc sơ cứu hóc dị vật không đúng cách làm mất cơ hội vàng cứu mạng sống của trẻ, nhẹ thì khiến trẻ bị tổn thương hoặc bị ảnh hưởng suốt đời.
Liên tiếp trẻ nguy kịch do hóc dị vật
Ths.BS Phạm Ngọc Toàn – Khoa Cấp cứu (Bệnh viện Nhi Trung ương) vừa cho biết, trong thời gian gần đây khoa liên tiếp tiếp nhận các trường hợp hóc dị vật, phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Nguyên nhân là do sai lầm của người lớn trong cách xử trí và sơ cứu ban đầu.
Trường hợp thương tâm nhất là một bé gái 2 tuổi, quê Nam Định. Bé gái này nhập viện cách đây 3 ngày, khi nhập viện cháu bé đã rơi vào tình trạng hôn mê, phải thở máy.
Theo chia sẻ của người nhà, trước đó bé gái ở nhà với chú, được chú cho ăn nhãn cả quả. Trong quá trình ăn, 2 cháu cháu chơi đùa, do vừa ăn vừa đùa nghịch, cháu bé cười và bị sặc. Ngay sau đó, trẻ xuất hiện biểu hiện hội chứng xâm nhập rất rõ với các biểu hiện ho sặc sụa, tím tái.
Được biết gia đình có sơ cứu và chuyển đến bệnh viện huyện, tại đây bệnh nhi được đặt nội khí quản và chuyển lên bệnh viện tỉnh, rồi được đưa tiếp lên Bệnh viện Nhi Trung ương.
Thời điểm tiếp nhận, các bác sĩ phát hiện hạt nhãn ngay nắp thanh môn và vẫn còn nguyên cả hạt, cùi.
“Rất đáng tiếc là cách sơ cứu ban đầu không đúng cách, hạt nhãn bít đường thờ, nên khi đưa đến viện trẻ đã ở trong tình trạng hôn mê. Dù bệnh nhân được xử trí cấp cứu nhưng do não thiếu oxy, bệnh nhân tổn thương não, hiện đang sống thực vật”, BS Toàn chia sẻ.

BS Toàn chia sẻ về ca hóc dị vật hạt nhãn
Sơ cứu sai cách trẻ sống cũng thành tật
Tuy nhiên, nếu xử trí không kịp thời hoặc sai cách thì khi chuyển đến viện, có thể cứu được trẻ sống nhưng sẽ bị tổn thương về lâu dài, vì não thiếu ô xy không hồi phục được.
Trong đó, các ca trẻ hóc dị vật đa phần là hóc các loại hạt như: vải, nhãn, lạc, ngô, chôm chôm…Đây đa phần là những loại hạt trơn, vì thế việc đánh giá và sơ cứu ban đầu có thể cứu sống được trẻ ngay từ gia đình.
BS Toàn hướng dẫn, khi trẻ hóc dị vật, trước hết đánh giá tình trạng trẻ, nếu trẻ tỉnh táo, có ho thì nên khuyến khích trẻ ho, sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân tỉnh nhưng ho không hiệu quả thì cần vỗ lưng, ấn ngực. Trường hợp trẻ còn bé, đặt trẻ lên cánh tay, cho đầu chúi xuống sau đó vỗ lưng 5 lần xem dị vật có ra không, nếu không được thì lật ngược bệnh nhân lại rồi ấn tại vị trí ép ngực.
Trẻ lớn hơn có thể đặt lên ghế và làm tương tự.

Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu khi trẻ hóc dị vật
theo Trí Thức Trẻ
- 10 món ngon “nhắc là thèm” của thành phố Nam Định
- Đến nhà người yêu chơi, ‘tiểu thư nông thôn’ bị cả huyện người soi mói chuyện ăn cơm bằng thìa, rửa bát dùng găng tay
- “8 ngày tri ân” giảm giá tour tết tại Du lịch Việt.
- Nước mắm Giao Châu
- Về Nam Định ngâm thơ Tú Xương, ăn chuối ngự
- Rùa biển dài 1,2m bị thương, dạt vào bờ biển Nam Định
- Mật ong hoa sú vẹt
-
Khốn khổ vì ô nhiễm môi trường ‘bủa vây’ thôn xóm do vận chuyển và chế biến than ‘bẩn’
-
Chân dung gã con rể cầm dao đâm bố vợ tử vong, vợ và mẹ vợ bị thương nặng
-
Nam Định: Con nợ dùng dao cứa cổ chủ nợ chỉ vì món tiền 300.000 đồng
-
Côn đồ Nam Định bắt cóc nữ đại gia đưa vào nhà hoang đòi nợ
-
Phá đường dây buôn thuốc lắc “khủng” nhất từ trước đến nay ở Nam Định
-
Vụ trụ cột điện “trộn đất”: Có thể xử bằng hình thức cao nhất
-
Dân phố đổ về tận quê ‘săn’ chim trĩ xanh ăn Tết
-
Đề xuất khôi phục lễ phát ấn đền Trần vào nửa đêm
-
Nộm rau câu Nam Định
-
Nam Định: Giám đốc Kho bạc Nhà nước xin nghỉ hưu sớm vì… vỡ nợ
-
Người bí thư chi bộ đầu tiên
-
Phở chửi nổi tiếng Nam Định: Bán cho các sếp là chính
-
Vụ “vỡ trận” tiêm vắc xin: Bệnh viện gửi lời xin lỗi phụ huynh
-
Xét xử lưu động cựu nhân viên cướp 2,2 tỉ đồng ở trạm thu phí Dầu Giây
-
Dự án bệnh viện 850 tỷ bỏ hoang sau 10 năm thi công