Cùng một lúc cả 3 mẹ con chị Thắm bị bệnh tan máu bẩm sinh khiến cả gia đình lao đao. Hiện giờ, 3 mẹ con chị sống nhờ vào nguồn “máu của người khác” nhưng hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, đến đi viện hàng tháng cũng không lo được.

3 mẹ con chị Thắm cùng mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Chị Đỗ Thị Thắm và anh Lê Văn Nam (SN 1989) ở đội 1 xóm Tiên Thủy, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định gặp gỡ nhau khi cả hai làm thuê ở trong Bình Dương. Anh đi làm bốc vác thuê, còn chị đi bán kem dạo. Anh chị có hai đứa con gái là Lê Hà My (6 tuổi) và Lê Huyền Trang (2 tuổi).
Dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng gia đình anh chị vẫn luôn có tiếng cười. Tuy nhiên, niềm hạnh phúc ấy thật ngắn ngủi khi cả 3 mẹ con lần lượt phát hiện mắc bệnh trọng. Sau khi phát hiện bệnh, vợ chồng anh chị đưa con về quê Nam Định sinh sống cùng với bà nội.
Kể về bệnh tình của con dâu và các cháu, bà Nguyễn Thị Ngát (55 tuổi) cho biết: “Cách đây khoảng 8 tháng, cháu My bị sốt kéo dài nên gia đình đưa vào bệnh viện. Khi đó gia đình vẫn ở trong Bình Dương. Sau khi ra viện, cháu suy dinh dưỡng vì thường bị sụt cân. Đi học mẫu giáo, cô giáo nói cháu không ăn, da cứ xanh xao dần. Đêm xuống, cháu không ngủ nổi, lúc nào cũng bảo chân tay mỏi phải xoa bóp mới chợp mắt ngủ. Gia đình lại đưa đi kiểm tra, hết huyện rồi tỉnh và lên Hà Nội mới phát hiện cháu bị bệnh tan máu bẩm sinh”.
Thời điểm cháu My phát hiện bệnh, chị Thắm cũng đang mang thai bé thứ 2 được 8 tháng. Các bác sĩ khuyên chị xét nghiệm, kết quả chị Thắm cũng mắc bệnh tan máu bẩm sinh.
Chào đời, bé Huyền Trang khỏe mạnh, bụ bẫm. Cả nhà cứ nghĩ con không mang bệnh. Chưa được bao lâu, bé Huyền Trang lại có những biểu hiện bất thường. Cháu không ăn, thường xuyên mệt mỏi, da xanh. Lo lắng, gia đình lại vội đưa đi kiểm tra song chỉ nhận được xác nhận đau đớn rằng con cũng mắc phải căn bệnh quái ác này. Giống như mẹ và chị, cô bé cần thực hiện truyền máu và thải sắt định kỳ suốt cả cuộc đời.
Bệnh tật khiến cơ thể của mấy mẹ con trở nên mệt mỏi, kém vận động. cơ thể của 3 mẹ con chị Thắm dần xuất hiện nhiều biến dạng, bệnh đã biến chứng khiến lách, gan phình to, thiếu máu nặng…
Bà Ngát cho hay, vừa rồi bà đưa bé My lên viện huyết học – Truyền máu TƯ truyền máu, ở nhà chị Thắm cũng phải đưa bé Trang đi bệnh viện tỉnh. Giờ đây, định kỳ hàng tháng, 3 mẹ con chị đều phải đi viện 7 tới 10 ngày để thải sắt và truyền máu.
“Số phận đã định mấy mẹ con lấy viện là ngôi nhà thứ hai. Mắc bệnh này, chữa cũng chết, không chữa cũng sẽ chết mà gia đình lại quá khó khăn” – bà Ngát đau đớn cho biết.

Định kỳ hàng tháng, hai con của chị Thắm vẫn phải đi viện truyền máu, thải sắt
Gia đình chị Thắm thuộc diện hoàn cảnh khó khăn khi cả hai không được tinh khôn. Vợ chồng anh chị cưới nhau 8 năm nay vẫn chưa có nhà riêng. Cả nhà vẫn sống chung cùng bà Ngát. Bố chồng chị đã mất hơn chục năm nay.
Chị Thắm gần như không làm được vì gì vì cơ thể luôn mệt mỏi, đau ốm. Tiền thuốc thang, sinh hoạt của cả nhà chỉ trông vào số tiền ít ỏi anh Nam làm bốc vác thuê. Tháng nào tốt lắm, cũng chỉ kiếm được 3 – 4 triệu đồng. Bởi vậy, tiền thuốc thang, chữa bệnh của 3 mẹ con đều phải đi vay mượn. Những khoản nợ cứ tăng dần theo năm tháng. Gia đình chị Thắm cũng chẳng nhớ hết là đã nợ những ai, đã nợ bao nhiêu vì con số này quả thực quá lớn đối với một gia đình nghèo.
May mắn với vợ chồng chị Thắm có được bà Ngát đỡ đần. Từ lúc biết hai cháu bị bệnh, cứ ai hỏi đến là bà Ngát lại xúc động: “Thấy các cháu nhỏ không được khỏe, tôi chỉ nghĩ do thiếu thốn không được ăn uống đầy đủ nên vậy. Giờ mẹ con nó hàng tháng phải đi truyền máu, chỉ riêng tiền đi lại đã khó bề xoay sở, chưa nói gì đến việc lo bữa ăn qua ngày cho các cháu. Tiền thuốc ngoài của cháu My mỗi lần đi truyền đã mất cả triệu. Nhiều khi thấy con và cháu mệt, trong nhà lại chẳng còn đồng nào cho con đi truyền máu, tôi bất lực ứa nước mắt…”.
Có lẽ, chẳng nỗi đau nào xót xa hơn việc những bậc làm cha làm mẹ bất lực nhìn sức khỏe những đứa con, đứa cháu của mình phải sống trông chờ vào lượng máu hiến tặng từ người hảo tâm. Và chẳng nỗi đau nào hơn khi nhìn người thân của mình mỗi ngày trôi qua thêm héo mòn vì bệnh.
Vì vậy, chúng tôi mong sao các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện quan tâm, giúp đỡ mẹ con chị Thắm để họ có điều kiện chữa trị bệnh tật, giữ lại sự sống.
- “Đi ăn cỗ, bạn có đem đồ thừa mang về không?” – câu hỏi khiến dân mạng tranh cãi nảy lửa
- Top 10 Điểm du lịch văn hóa tâm linh nổi tiếng ở Nam Định
- Khiếp đảm với chồng bát đũa trong 6 ngày Tết về nhà chồng
- 179 công an, thanh tra tham gia đảm bảo giao thông chợ Viềng
- Phở Nam Định giữa lòng Hà Nội
- Nam Định: Làm cơm cháy ngon từ xôi nếp thừa
- Làng nghề truyền thống đẹp như thơ, như họa tại Nam Định
-
Vay tiền gửi cho em ruột mua đất, chị gái sốc khi mắc lừa “hacker”
-
Tranh cãi phóng viên VTV “làm màu” khi đưa tin bão số 3 tại Nam Định
-
Về Vạn Lộc thưởng thức món ngon từ chuột đồng
-
Vẻ đẹp của nhà thờ Trung Lao trước khi bị cháy rụi
-
Xe giường nằm 40 chỗ biển Nam Định nhét 72 người
-
Bão số 7 mạnh cấp 13 có thể đổ bộ Quảng Ninh-Nam Định
-
Khám phá Nam Định – Phần 1
-
Nam Định: Gây ô nhiễm môi trường, bãi rác bị người dân ‘phong tỏa’
-
Sống cạnh bãi rác, hàng ngàn hộ dân ở Nam Định kêu cứu
-
LeadViet truyền thông sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ công an tỉnh Nam Định
-
Hỗn loạn sau giờ khai ấn đền Trần
-
Truy tố kế toán, thủ quỹ Sở GTVT Nam Định tham ô gần 1 tỷ đồng
-
Ý Yên, Nam Định: Cơ quan Công an chưa kiên quyết xử lý nhóm côn đồ làm loạn?
-
Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi ở 3 miền sẽ ra sao?
-
Những cung đường chụp ảnh cưới tuyệt đẹp tại Nam Định