Khi tiết trời đang chuyển dần sang cái nóng oi ả của mùa hè, không khí trở nên ngột ngạt, oi bức và cái tiết mùa ấy còn đem theo nhiều bệnh cảm mạo thông thường, các bệnh liên quan đến đường hô hấp mà người dân dễ mắc phải. Nhiều người bỏ tiền ra mua thuốc chữa trị, có người tự tay vào bếp nấu cho mình một bát cháo hành tía tô, người có thời gian chạy đi mua một báo cháo sườn thêm mấy cái quẩy và nhúm tía tô cho người bệnh ăn giải cảm. Nghe thì có vẻ lạ nhưng thực ra không lạ chút nào, mùa nóng mà được bát cháo sườn nóng hổi trên tay vừa ăn vừa quệt mồi hôi vừa cảm nhận vị béo ngậy của sườn, cái giòn giòn của quẩy, sự tan biến của hạt gạo xay nhuyễn và cái hanh nồng cay cay xộc lên mũi của hạt tiêu và tía tô…làm cho bất kì ai cũng “khoái”.

Cháo sườn Nam Định
Để có “phương pháp trị bệnh” lạ mà quen này, người ta phải chọn gạo thật kĩ, và phải ngâm đủ độ mềm dễ xay nếu ngâm qua đêm thì ăn ngay trong sáng hôm sau. Mùa hè, gạo ngâm lâu dễ bị chua. Sườn mua ngoài chợ nên chọn loại sườn giẻ tươi, khi chặt ra thấy ống xương nhiều tủy đỏ. Sườn luộc qua với 1 chút muối, đổ vừa ngập nước, đến khi sôi trút ra ngay, rửa sạch bằng nước lạnh, bỏ hết những vụn xương, vụn thịt nhỏ xíu, nêm gia vị vừa ăn, ninh sườn đến khi nhừ. Khi sườn đã nhừ, vớt sườn ra, lọc nước qua rây, chú ý trong quá trình hầm xương, muốn có bát cháo ngon người nấu thường xuyên vớt váng mỡ và đun nhỏ lửa để xương tiết hết chất ngọt. Gạo đã ngâm cho vào xay với 1 chút nước xương và lọc qua rây. Tuỳ theo loại gạo nhiều nhựa, ít nhựa, sẽ cần số lượng nước khác nhau. Thông thường người ta chọn gạo Bắc Thơm vì loại gạo này có độ dẻo, thơm nấu cháo rất tốt.

Cho nước bột gạo lên bếp, khuấy lửa trung bình, đều tay. Hễ thấy vón cục ở dưới thì hạ lửa thật nhỏ, khuấy đều 1 lúc là nó sẽ tan hết. Nếu thấy đặc thì cho thêm nước xương hoặc nước sôi. Chú ý là phải khuấy đều tay, như khuấy bánh đúc. Khi bột gạo chín, cho sườn đã ninh vào quậy đều tay khoảng vài phút nữa. Sau đấy vặn thật nhỏ lửa đậy vung nồi cháo trong khoảng 15-20′ cho bột gạo nở hết.
Múc ra bát, thêm chút hạt tiêu, một nhúm lá hành tía tô và đừng quên những thanh quẩy dài cắt nhỏ. Cầm bát cháo sườn quẩy trên tay vừa thưởng thức sự tan biến của hạt gạo, vừa gặm những miếng sườn ngọt lịm thơm phức và nhừ tơi cộng với cái giòn đến khó tả của những thanh quẩy rán già mới tự hỏi cháo sườn, cháo quẩy có từ bao giờ mà sao tinh túy đến như vậy. Người Thành Nam vốn khó tính trong ăn uống vậy mà bị “quật đổ” ngay mỗi khi cầm bát cháo sườn, cháo quẩy trên tay. Cùng với Bánh cuốn, phở bò, cháo sườn, cháo quẩy đã trở thành món quà ngon-bổ-rẻ cho người dân Nam Định và du khách mỗi khi đặt chân đến thành phố này.
Nguồn: Sưu Tầm
- Sông Ninh Cơ Nam Định
- Tìm hiểu thành phố Nam Định ‘xưa và nay’
- Chị cô dâu trong đám cưới ‘khủng’ 100 cây vàng ở Nam Định từng rước dâu bằng máy bay
- Cô giáo bênh Kỳ Duyên hút thuốc lý giải về phát ngôn “tôi khinh”
- Chè kho Nam Định – Hương vị quê nhà
- Nhà thờ gỗ không dùng đinh ở Nam Định
- Tết Trung thu ở làng làm đèn ông sao lớn nhất miền Bắc
-
Giả người buôn hải sản để bán ma túy
-
Phiên tòa chưa phải cuối cùng cho Đoàn Thị Hương và những nỗi tức giận
-
Mũ len phát nhạc gây điếc: Bán đồ độc hại, ‘không lo’ bị xử phạt
-
Tin bão số 3: Bão số 3 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới
-
Bánh mỳ Ba Lan – Món ăn dân dã Thành Nam
-
Nghĩa Hưng: Cần xử lý đúng quy định của pháp luật
-
Huyền thoại nhà máy dệt ‘cứ trả lương là cả thành phố chao đảo’
-
Nhóm lừa đảo tinh vi ở Nam Định gây xôn xao mạng
-
Nam Định: Nghề săn rươi kiếm hàng chục triệu mỗi ngày
-
Mang súng tự chế đến nhà người yêu dằn mặt vì bị ngăn cấm tình cảm
-
Hai vợ chồng quê Nam Định bị lũ cuốn trôi khi đang qua suối
-
Nam Định “nín thở” chờ cơn bão số 3
-
Chị cô dâu trong đám cưới ‘khủng’ 100 cây vàng ở Nam Định từng rước dâu bằng máy bay
-
Nhà thờ Giáo xứ Trung Linh giáo phận Bùi Chu
-
Thiên Trường Nam Định – Hùng thắng Đông Kinh hộ ấn vàng