Từ đầu năm 2017 đến nay, dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát ở 8 hộ chăn nuôi của 3 xã thuộc huyện Vụ Bản và Trực Ninh với tổng số gia cầm phải tiêu hủy lên tới trên 9.100 con, tỉnh Nam Định đã tăng cường công tác phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người.
Sở Y tế tỉnh Nam Định đã có công văn gửi các địa phương, đơn vị, phòng y tế các huyện, thành phố tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại các cơ sở y tế và cộng đồng. Đặc biệt, lưu ý các trường hợp có tiền sử tiếp xúc với gia cầm ốm, chết để báo cho Trung tâm y tế huyện, thành phố, Trung tâm y tế dự phòng lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp các ly, điều trị, phòng chống dịch bệnh.
Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm y tế các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan thú y thông tin về tình hình dịch cúm trên gia cầm để nâng cao ý thức của người dân trong việc thực hiện các quy định an toàn về phòng chống dịch; chủ động triển khai các biện pháp ngăn ngừa lây nhiễm sang người và xây dựng kế hoạch xử lý ổ dịch khi có dịch xảy ra. Các địa phương chú trọng công tác truyền thông, giáo dục phòng chống dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người tại các cơ sở y tế và trong cộng đồng.
Bác sỹ Lại Tuấn Anh, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định cho biết: Ngay khi nhận được thông tin trên địa bàn tỉnh xuất hiện dịch cúm gia cầm A/H5N1, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã cử cán bộ xuống vùng dịch cùng với các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp khoanh vùng dập dịch và hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp an toàn phòng ngừa dịch cúm lây truyền từ gia cầm sang người. Tất cả những người ở các hộ có gia cầm ốm, chết và những người thực hiện nhiệm vụ trong vùng dịch, tham gia tiêu hủy gia cầm đều được lập danh sách theo dõi, báo cáo sức khỏe hàng ngày.
Nhằm kiểm soát dịch cúm gia cầm, phòng ngừa lây lan, nâng cao ý thức tự phòng trong cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nam Định đã có công văn đề nghị các địa phương, Trung tâm y tế các huyện, thành phố, Trạm y tế phối hợp với Ban Thú y 229 xã, phường, thị trấn trong tỉnh theo dõi chặt chẽ tình hình cúm gia cầm trên địa bàn để có biện pháp ứng phó kịp thời.
Đến thời điểm này, tại Nam Định chưa phát hiện trường hợp nào bị nhiễm cúm liên quan đến gia cầm. Tuy nhiên, để chủ động phòng, chống dịch, ngành y tế Nam Định yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để ứng phó kịp thời với mọi tình huống xảy ra.
Theo đó, nếu phát hiện những trường hợp nghi ngờ cao liên quan đến gia cầm ốm, chết, xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao liên tục trên 39 độ C; đau đầu, đau mỏi cơ, đặc biệt là đau tăng khi ho; ho, đau họng; đau nhức cơ bắp. Một số bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn, khó thở…sẽ được đưa vào phòng cách ly ở các khoa truyền nhiễm tại các bệnh viện trong tỉnh, sau đó được chuyển lên Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm và triển khai kịp thời các biện pháp điều trị.
Hiện Nam Định còn 5 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại các hộ chăn nuôi ở xã Trực Thuận, huyện Trực Ninh chưa qua 21 ngày, địa phương đang nỗ lực khoanh vùng dập dịch. Đối với 70 người ở các hộ chăn nuôi có gia cầm nhiễm cúm ốm, chết và những người có liên quan trong khu vực có dịch đã được các cơ sở y tế lập danh sách theo dõi tình hình sức khỏe theo quy định. Đến nay, những người này vẫn khỏe mạnh bình thường.
Bác sỹ Lại Tuấn Anh khuyến cáo, bệnh cúm gia cầm lây sang người A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus cúm A/H5N1 gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh; tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, chết do nhiễm cúm A/H5N1; ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong. Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc-xin phòng bệnh cho người.
Do đó, để phòng chống dịch, bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người, người dân tuyệt đối không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; thực hiện nguyên tắc ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn. Cùng với đó, không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y trên địa bàn xử lý. Nếu thấy có các biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở liên quan đến gia cầm thì đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời./.
Theo: vietnamplus.vn
- Kỳ Duyên hối hận vì vô tư, tiếp tục sống ‘giấu mình’
- “8 ngày tri ân” giảm giá tour tết tại Du lịch Việt.
- Chợ Rồng Nam Định
- Nem nắm Giao Thủy gói trọn một ân tình
- Cười ngất với bí kíp chụp ảnh thẻ của học sinh Nam Định
- Thiếu nữ Nam Định “gây thương nhớ” với nụ cười toả nắng
- Ai là nàng công chúa “vượng phu ích tử” nhà Trần?
-
Nam Định: Bắt giam 4 cựu ‘quan xã’ bán đất trái thẩm quyền
-
Nam Định: Câu hỏi lớn về chất lượng sau hàng loạt cột điện đổ bất thường
-
[VIDEO] Một lần trải nghiệm rừng ngập mặn Xuân Thủy
-
Nam Định: Trộm táo tợn phá khóa cửa, ung dung “cuỗm” đồ
-
Bảo vệ dân phố giết bé trai 6 tuổi: Dân ngỡ ngàng khi nghi phạm từng bị tâm thần
-
Nam Định: Nghi ngờ có sắp xếp trong vụ phát hiện dòi trong thức ăn
-
Vụ án mạng tại Nam Định: Có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm?
-
Nam Định: Con nợ dùng dao cứa cổ chủ nợ chỉ vì món tiền 300.000 đồng
-
Cận cảnh đoàn motor “khủng” tiễn đưa Trần Lập về đất mẹ
-
Giang hồ xăm trổ chửi bới người qua trạm BOT Nam Định là ai?
-
Nam Định với lời giải bài toán “khiếu kiện vượt cấp”
-
Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Đình Xám (Nam Định)
-
Nam Định: Bé sơ sinh chết bất thường, lãnh đạo bệnh viện nói gì?
-
Những công trình có kiến trúc đặc trưng nhất tại Nam Định
-
Hoàn cảnh éo le của bé trai 12 tuổi ở Nam Định đi lạc ra Hà Nội